ngữ, ca dao mà hiện nay người ta không biết rõ ý nghĩa
1. Ả chức: nàng dệt (3).
Vải bô một tấm che thân
2. Ách: tai nạn, cực khổ (4).
Ách giữa đàng mang vào cổ
3. Âm muội: tối mờ, khuất lấp (6).
Thông minh đa âm muội
4. Đăm chiêu: trái, phải (7)
Chân đăm đá chân chiêu (TN)
4. Đặt an: sắp đặt làm cho an (9).
Trong ngoài một mối đặt an
5. Anh hài: con thơ trẻ (13).
Giáo phụ sơ lai, giáo tử anh hài
6. Ánh giọi: ánh ngã vào (14).
Đêm trăng ánh giọi hiên đàng
7. Tày: bằng (26).
Học thầy không tày học bạn 8. Khí bẩm: khí chất, tánh khí (28).
Khí bẩm sở tề, vật dục sở cầu
9. Bạn loạn: làm rối loạn (29).
Gặp cơn bạn loạn mới hay trung thần
10. Bâng miệng: che miệng, bụm miệng (35).
Tưởng đã bang kín miệng bình Nào ai có khảo mà mình đã xưng
12. Ủ bao: chẳng sá, chẳng kể, quản chi (37).
Ủ bao bạng duật hơn thua
13. Bạo phổi: to phổi, mạnh bạo, lớn gan (37).
Khoe tài bạo phổi, lớn gan
14. Bế: yêu (45).
Ăn đặng ba đồng làm bỉ thới
16. Đáy biếc: đáy biển, lòng sông (53).
Lao xao đáy biếc sặc sờ dòng xanh
17. Biên đời: đổi đời, chết (54).
Một mai mình đến biên đời sẽ hay
18. Bình sanh: ngày ở đời (58).
Bình sanh thiện nghiệp trau giồi
19. Bít bằng: che kín (59).
Miệng cười chưa dễ bít bằng
20. Bôn chôn: vội vã, đua tranh, bươn bức (69).
Ghẻ rùi nó giặm mặt son,
Nhảy quanh cột rạp, bôn chôn nỗi gì
21. Chích bóng: lẻ loi một mình (72).
Kẻ về chích bóng năm canh
22. Bủm: túm lại (77).
Đầu beo đích bủm
23. Cang: cứng (100).
Nhu thắng cang nhược thắng cường
24. Cang: sánh (100).
Duyên hải cang lệ
25. Chậy: sai (117).
Mẩy long chẳng chậy
26. Chầy: chậm, muộn (117).
Kiếp miệng chầy chân (nói mà làm không kịp)
27. Châu: khắp (127).
Châu nhi phục thì( giáp vòng rồi trở lại)
29. Chổi: cất mình chở dậy (152).
Cất đầu không nổi, chổi đầu không dậy (bị lụy quá, nghèo ngặt quá)
30. Chước: mưu mô (169).
Ba mươi sáu chước, chước đào là hơn
31. Chường: trình, ra mặt (174).
Đi thưa về chường
32. Tay co: uốn vòng tay mà chịu lấy đồ nặng (173).
Như chàng có vững tay co
Mười phần cũng đáp điềm cho một vài
33. Cố: mượn, cầm, ở mướn (176).
Cố vợ đợ con
34. Cơm búng: cơm nhai một miếng cho vừa miệng con nít (184).
Miệng nhai cơm búng/ lưỡi lừa cá xương
35. Con đỏ: con mới đẻ, con thơ dại (186).
Ai cứu đặng một phương con đỏ
36. Cọt quẹt: đả động nhẹ vậy, qua tay nhẹ vậy (192).
Khăn lau cọt quẹt, thức mây qua
37. Lù cù, cù cụt: bộ thô tục, cộc cằn (194).
Lù cù lục cục, Ăn nói cù cục
38 Cù xây: hay làm lấy, bộ dai hoi (194).
Nợ đòi mặc nợ nó cù xây
39. Cúc dục: ơn nuôi dưỡng (200).
Cúc dục chi ân
40. Cúm núm: bộ kính sợ, bộ khiêm nhường (203).
Chẳng thương cũng làm tuồng cúm núm
42. Dập dã: khỏa lấp (214).
Thương thì dập dã trăm đường
43. Dị: dễ (231).
Đắc chi dị, thất chi dị
44. Dịnh: dìu đỡ, dựa mình (236).
Ai dịnh đứa say
45. Doan: Sự cớ, duyên do, phận mang may mắn (238).
Còn doan đóng cửa kén chồn
Hết doan băn quấn ngồi trông bộ hành
46. Dơi dơi: nhỏ nhít (240).
Cha già con mọn dơi dơi
Gần đất xa trời biết liệu làm sao
47. Dõng: mạnh mẽ (243).
Dõng bất quá thiên Cường bất quá lý
48. Dù: hơn, càng hơn, khá, lành mạnh (245).
Dù lão dù lặc (Càng già càng trải việc)
49. Dùa: lấy tay mà nhóm lại, dùa lại một chỗ (246).
Ăn thì dùa thua thì chịu
50. Bày dửng: Tầng ấy, tới chừng ấy (250).
Con tạo ghét ghen chi bày dửng Anh hùng gặp gỡ những làm sao
51. Đè ne: nghi ngờ (284).
Đè ne đánh nen
52. E đề: nặng nề, mê mệt (286).
Làm cho đau đớn e đề mới thôi
54. Đoái: chẳng thương cũng đoái chút tình (308). 55. Đọi: chén bát (313).
Một miếng khi đói bằng một đọi khi no
56. Hơ hẩng: trách lòng hơ hẩng bởi lòng/ lửa hương chốc để lạnh lòng bấy lâu (406).
57. Hảnh: trời vừa hãnh hảnh nắng trưa (408) 58. Hời hợt: của đâu hời hợt mà đãi kẻ u xù (441) 59. Hom: già kén chẹn hom (441)
60. Ngoan: cứng cỏi, khôn khéo (712)/ khôn ngoan “Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường”
61. Ngoan nhiên: tự nhiên như một cái cây (713)
“có gian có ngoan”
62. Phong: gió, thói, tiếng đồn (làm như khỉ mắc phong (816) Phong ba bão táp
63. Quả: ít, lẻ loi, cô đơn (830)/quả ngôn, quả dục.
“quả dục bảo thân”: ít dâm dục thì được sức khỏe
64. Rách: “nói cho rách việc”: nói cho rõ ràng/ “nói không rách”: nói không thông (855)
65. Sa số: nhiều (890)/ “hằng hà sa số”: nhiều vô kể. 66. Tra: gieo hạt (966):
Mồng tám tháng tư không mưa Phải bò cày bừa mà đi tra lúa (TNg).
67. Thủ: đầu (1029)/ ngươn thủ (vua, chúa)/ thủ túc (tay chơn) “Tình như thủ túc” (TN).
68. Vất vơ: dật dờ, ngã qua ngã lại (1158). “Vất vơ vất vưởng” (TN).
“Ăn vóc học hay” (TN).
4. Kết luận
Từ kết quả khảo sát quyển từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, chúng tôi tạm rút ra những nhận xét sau về từ cổ:
1. Từ cổ là những từ đã từng tồn tại với tư cách là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong ngôn ngữ đương đại. Đây là trường hợp điển hình và dễ thấy nhất.
2. Có một số từ cổ được dùng hạn chế ở một phương ngữ nào đó, hay tồn tại trong thành ngữ, tục ngữ, hoặc ca dao.
3. Một số từ cổ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để lại dấu vết của mình, trở thành thành tố cấu tạo trong một vài từ nào đó.