quản lý rủi ro (CRO) sẽ thay đổi thế nào?
3.1. Một chương trình QTRR trong tương lai sẽ như thế nào?
Theo Kenneth A. Froot, Davi d S. Scharfstein and Jeremy C. Stein: Mô hình quản trị rủi ro dựa
trên ba tiền đề cơ bản: (1) Chìa k hóa để tạo ra giá trị doanh nghiệp là đầu tư tốt; (2) Chìa khóa để thực hiện đầu tư tốt là tạo ra đủ tiền mặt trong nội bộ để tài trợ cho các k hoản đầu tư, khi các công ty k hông tạo ra đủ tiền mặt, họ có xu hướng cắt giảm đầu tư mạnh mẽ hơn so với đối thủ cạnh tranh của họ; (3) Dòng tiền rất quan trọng đối với quá trình đầu tư có thể thường xuyên bị gián đoạn bởi các biến động trong các yếu tố bên ngoài như tỷ giá, giá cả hàng hóa, lãi suất, có thể làm tổn hại đến năng lực đầu tư của một công ty.
Nhóm 1 – Cao học TCDN Ngày 2 Trang 31 + Có Chiến lược và cách thức hoạch định quản trị rủi ro phù hợp thông qua: tập hợp rõ ràng về mục tiêu quản trị rủi ro; xác định rủi ro nào cần được phòng ngừa và rủi ro nào không thực hiện phòng ngừa?
+ Xác định những công cụ và chiến lược kinh doanh phù hợp: sử dụng hợp lý các công cụ quản trị rủi ro có sẵn thông qua thị trường tài chính phái sinh. Cần phải hiểu làm thế nào lựa chọn các
công cụ tài chính liên kết với các vấn đề rộng hơn của chiến lược quản trị rủi ro, đồng thời chiến
lược quản trị rủi ro của công ty cần phải được tích hợp với chiến lược tổng thể của công ty. Để
phát triển một chiến lược quản trị rủi ro mạch lạc, các công ty phải cẩn thận làm rõ bản chất của cả hai dòng tiền và các cơ hội đầu tư của họ. Một khi đã làm được điều này, những nỗ lực của họ để sắp xếp các nguồn cung cấp các quỹ với nhu cầu về vốn sẽ tạo ra chiến lược quản trị rủi ro đúng đắn.
+ Xe m xét một chiến lược quản trị rủi ro của công ty trong tương quan chiến lược của các đối thủ cạnh tranh: Bản chất của cơ hội đầu tư có thể chỉ ra chiến lược quản trị rủi ro của công ty như thế
nào; cơ hội đầu tư phụ thuộc vào cấu trúc tổng thể của ngành công nghiệp và sức mạnh tài chính
của các đối thủ cạnh tranh của nó. Như vậy, các yếu tố được sử dụng xây dựng Chiến lược cạnh tranh cũng nên được sử dụng để xây dựng chiến lược quản trị rủi ro. Công ty nên tập trung chú ý đến chiến lược phòng ngừa rủi ro của các đối thủ cạnh tranh của họ.
+ Lựa chon mô hình phù hợp để đo lường rủi ro:
Theo Michael McAleer, Juan-Angel Jimenez-Martin và Teodosio Pérez-Amaral: đề xuất một chiến lược tổng quát cho việc xây dựng những mô hình quản trị rủi ro mà kết hợp những một số mô hình dự báo VaR. Một chiến lược quản trị rủi ro linh hoạt lựa chọn cận trên tối thiểu của VaR dự báo từ những mô hình đánh giá rủi ro là tối ưu trong hầu hết các ví dụ xe m xét
Theo Schmidt Bies: Các nhà quản lý không nên bị cuốn vào sự phát triển kỹ thuật mới mà bỏ quên khía cạnh chất lượng. Mô hình đơn độc không đảm bảo cho một quá trình quản lý rủi ro hiệu quả. Khuyến khích các nhà quản lý cải tiến liên tục về mọi mặt, bao gồm dữ liệu toàn vẹn, pháp luật rõ ràng, tiết lộ thông tin minh bạch, và kiểm soát nội bộ.
Đối với các nhà quản lý rủi ro, cần phải tích cực tham gia với các nhà quản lý trong tổ chức, về vấn đề quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp hợp lý và nhất quán. Bằng cách đó, sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những rủi ro vốn có của các hoạt động của doanh nghiệp mình, để có biện pháp giảm thiểu những rủi ro này một cách có hiệu quả và đạt được mục tiêu lợi nhuận.
Theo Bernanke: cho rằng quản lý rủi ro trong các tổ chức tài chính cần tập trung vào thực hiện bốn loại quản lý rủi ro: (1) Xác định và đo lường rủi ro; (2) Thẩ m định giá; (3) Quản lý rủi ro thanh khoản; (4) Giá m sát quản lý cấp cao.
Để quản lý rủi ro ở mức độ toàn doanh nghiệp, nhà quản lý cấp cao của thành công cũng đảm bảo rằng họ có những thông tin cần thiết, do đó đòi hỏi phải có chính sách phù hợp và hệ thống thông tin cũng như các phương pháp mạnh mẽ để xác định và đo lường rủi ro, quản lý thành công cao cấp
Nhóm 1 – Cao học TCDN Ngày 2 Trang 32 cũng đã làm việc để đảm bảo rằng thông tin quan trọng được truyền theo chiều ngang cũng như theo chiều dọc
3.2. Vai trò của Giám đốc quản lý rủi ro (CRO) sẽ thay đổi thế nào?
Bộ phận quản lý rủi ro phải độc lập tương đối ở các ngân hàng và doanh nghiệp, đồng thời cần có một sơ quan giám sát thực hiện giám sát thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo tính độc lập của bộ phận quản lý rủi ro.
Va i trò của bộ phân quản lý rủi ro cũng như các CRO phải được tăng cường quyền lực thông qua chức năng nhiệm vụ cũng như các quy định, quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng hay tổ chức, đồng thời bố trí CRO là thành phần Ban Giá m đốc. Bên cạnh đó cần xây dựng một đội ngũ nhân viên có đầy đủ năng lực, học vấn, có khả năng về quản trị rủi ro tài chính để đảm bảo cho các CRO quyền lực và sự độc lập cho bộ phận quản trị rủi ro.
Và cuối cùng Chìa khóa để thành công trong việc quản lý rủi ro của các doanh nghiệp là bổ nhiệm được những CRO thực sự tài năng, những người có vai trò tách biệt khỏi chức năng điều hành và trách nhiệm kinh doanh khác, không được có bất kỳ trách nhiệm quản lý hay tài chính nào trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh hay chức năng tạo lập nguồn thu nào. Sự tương tác giữa CRO và hội đồng quản trị phải diễn ra thường xuyên. CRO phải có quyền và vị thế đầy đủ trong tổ chức, được tham gia cùng Hội đồng quản trị và các cán bộ cao cấp khác trong các vấn đề rủi ro lớn và được tiếp cận các thông tin liên quan khi CRO thấy việc này là cần thiết cho đánh giá của mình.
Tài liệu tham khảo
- Bài giảng quản trị rủi ro - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo.
- “Uncertainty and risk management after the Great Moderation, The role of risk (mis)management by financial institutions của tác giả H.J. Blo mmestein (OECD and Tilburg University), L.H. Hoogduin (DNB and University of Amsterdam) và Dr. J.J.W. Peeters (DNB), September 2009.
- “The Current Financial Crisis: Causes and Policy Issues” của Blundell-Wignall, Adrian, Paul Atkinson and Se Hoon Lee, 2008
- “Structured Finance, Risk Management, and the Recent Financial Crisis” của Georges Dionne (2009)
- Những thất bại trong quản trị rủi ro: Chúng là gì và xảy ra khi nào, René M. Stulz (2008) - “Risk Management after crisis” của David M.Rowe (2010).
- “The Current Financial Crisis: Causes and Policy Issues” của các tác giải Blundell-Wignall, Adrian, Paul Atkinson and Se Hoon Lee, 2008.
- Schmidt Bies (2004), Ke lle r(2003)
- “Risk management in financial institutions” của Bernanke (2008)
- Oversight liability for risk management failures at financial firms - Robert T Miller - “Enterprise Risk Management”, D’Arcy, Stephen. (2001).