THẢO LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến sinh trưởng của Thông ba lá (Pinus kesya) tại Đà Lạt (Trang 46 - 47)

Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng, những tháng có nhiệt độ cao và nhiều nắng hoặc có mưa lớn (trừ tháng 9) đều có khuynh hướng làm giảm tăng trưởng của Thông ba lá. Điều đó chứng tỏ Thông ba lá đòi hỏi chếđộ thủy nhiệt thấp. Sự suy giảm lượng tăng trưởng ở Thông ba lá khi gặp điều kiện thủy nhiệt cao có thể là do những nguyên nhân sau đây:

1. Như chúng ta đã biết, Thông ba lá mọc ở những nơi có độ cao từ khoảng 700 - 800 m đến 2100 m. Trong những điều kiện như thế, chếđộ nhiệt của không khí thường hạ thấp, nhưng độ ẩm không khí lại cao. Điều đó chứng tỏ Thông ba lá cần chế độ nhiệt - ẩm thấp. Vì thế, sự nâng cao nhiệt độ không khí và số giờ nắng là không có lợi cho tăng trưởng của Thông ba lá.

2. Lượng mưa gia tăng sẽ làm giảm chế độ nhiệt không khí, giảm số giờ nắng và ngược lại. Hai yếu tố nhiệt độ và số giờ nắng lại có ảnh hưởng đến quang hợp của Thông ba lá. Nhưng lượng mưa gia tăng vào tháng 1 - 2 (đầu mùa khô) có thể không có lợi cho Thông ba lá, vì đây là thời kỳ Thông ba lá ngừng tăng trưởng. Mưa lớn vào nửa đầu mùa mưa (6 - 8) và cuối mùa mưa (10 - 12) có thể làm tăng quá trình rửa trôi các chất dinh dưỡng từđất và ức chế quá trình thoát hơi nước của Thông ba lá. Kết quả làm cũng ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của Thông ba lá.

3. Tháng 9 là tháng có lượng mưa cao nhất trong năm, nhưng đây cũng là thời điểm Thông ba lá tăng trưởng mạnh nhất. Vì thế, lượng mưa cao vào thời kỳ này không chỉđảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho các quá trình tổng hợp vật chất của Thông ba lá, mà còn làm giảm chếđộ nhiệt của không khí và đất. Điều đó giúp cho Thông ba lá nâng cao tăng trưởng về đường kính. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Ngọc Lung (1996) về tăng trưởng của Thông ba lá ở Đà Lạt (1989).

4. Mặc dù khí hậu là yếu tố có ý nghĩa lớn nhất đối với đời sống của Thông ba lá, nhưng sinh trưởng của Thông ba lá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như địa hình và đất, điều kiện quần thể và yếu tố con người. Vì các mẫu bề rộng vòng năm của Thông ba lá được thu thập từ những quần thể nhân tạo có mật

độ cao và mọc trên đất độ phì khá, nên biến động của các yếu tố khí hậu có thể biểu hiện chưa thật rõ ràng trên bề rộng vòng năm của Thông ba lá. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu cũng đã chứng tỏ khí hậu có ảnh hưởng đáng kểđến tăng trưởng vòng năm của Thông ba lá.

4.5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NUÔI DƯỠNG RỪNG THÔNG BA LÁ, DỰĐOÁN KHUYNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG CỦA THÔNG BA LÁ VÀ KHÔI PHỤC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến sinh trưởng của Thông ba lá (Pinus kesya) tại Đà Lạt (Trang 46 - 47)