Nuôi dưỡng rừng Thông ba lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến sinh trưởng của Thông ba lá (Pinus kesya) tại Đà Lạt (Trang 47 - 48)

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất trong nuôi dưỡng rừng Thông ba lá cần phải thực hiện những biện pháp sau đây:

1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Thông ba lá đòi hỏi chế độ nhiệt thấp cả trong mùa khô lẫn mùa mưa. Vì thế, những biện pháp đảm bảo chế độ nhiệt thấp dưới tán rừng là có ý nghĩa lớn. Điều đó có thểđạt được bằng cách:

(1) Trồng rừng với mật độ cao từ 1100 cây/ha (3*3 m - hàng cách hàng 3 m, cây cách cây trong hàng 3 m) đến 3300 cây/ha (1*3 m - hàng cách hàng 3 m, cây cách cây trong hàng 1 m);

(2) Chỉ xử lý vật rụng và thảm cây dưới tán rừng từ khi trồng rừng đến khi rừng non khép tán nhằm phòng chống lửa rừng. Khi rừng Thông ba lá đã khép tán kín hoặc trưởng thành thì không nên xử lý vật rụng và thảm cây dưới tán rừng.

(3) Thực hiện tỉa thưa với cường độ mạnh và kỳ giãn cách dài.

Rõ ràng là sự có mặt của thảm cây bụi và thảm cỏ dưới tán rừng sẽ làm giảm tác động của nhiệt độ cao và nâng cao chếđộ ẩm của đất trong mùa khô. Mật độ rừng cao sẽ rút ngắn thời gian kép tán. Tỉa thưa mạnh với kỳ giãn cách dài sẽ đảm bảo cho tán rừng phát triển mạnh và có thời gian kép tán lâu dài. Tán rừng kín sẽ làm giảm chếđộ nhiệt dưới tán rừng, đồng thời tạo điều kiện giữẩm đất.

2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mưa lớn vào các tháng đầu mùa mưa (tháng 6 - 8) có khuynh hướng làm giảm tăng trưởng của Thông ba lá. Vì thế, những biện pháp làm tăng khả năng thoát nước của đất trong mùa mưa là cần thiết. Điều đó có

những lâm phần đã đến kỳ tỉa thưa. Ngoài ra, trong thời kỳ trước mùa khô cần phải xử lý thảm cỏ và cây bụi dưới tán rừng non chưa khép tán. Biện pháp này không chỉ có ý nghĩa phòng chống cháy rừng, mà còn làm tăng khả năng thoát nước của đất trong mùa mưa.

4.5.2. Dựđoán mức độ thuận lợi của điều kiện thời tiết đối với tăng trưởng của Thông ba lá ởĐà Lạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến sinh trưởng của Thông ba lá (Pinus kesya) tại Đà Lạt (Trang 47 - 48)