MỘT ÔNG VUA KHÔNG NGÔI CỦA Ả RẬP TỰ ĐÀY ĐỌA TẤM THÂN ĐỂ NHẮC NHỞ CÁC CHÍNH KHÁCH PHẢI GIỮ TÍN

Một phần của tài liệu nghệ thuật sông y chi sat da tạo nên thành công của bạn (Trang 48 - 66)

CÁC CHÍNH KHÁCH PHẢI GIỮ TÍN

Người hỡi, bao giờ người hiểu rằng thất bại làm cho người cao cả lên.

(Geothe).

Ở nơi nào đó có một cái gì tuyệt đối,

chỉ nó là quan trọng thôi; mà tôi kiếm nó không ra. Do đó tôi có cảm tưởng rằng tôi sống không mục đích.

(T. E. Lawrence)

Đọc tác phẩm của các học giả Tây phương nghiên cứu về triết học Đông phương ta thường tìm được nhiều ý nếu không phải là mới mẻ thì cũng lý thú. Họ như những nhà du lịch phương xa, nhận thấy ở bản xứ những đặc điểm mà chính thổ dân vì quá quen rồi, không lưu ý tới.

Chẳng hạn, xét về bảy đức chính theo quan niệm của đạo Nho, tức những đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,

dũng và thành, chúng ta chỉ bàn đi bàn lại về đức nhân, cho nó là quan trọng nhất. Mà nó quan trọng

thật; có thể nói rằng nó gồm cả sáu đức kia, nhưng vì quá chú trọng tới nó mà ta gần như quên hẳn những đức kia đi, nhất là đức thành và đức tín.

Vì vậy khi đọc bài La Sincérité chez les Orientauxde la Civilisation Confucéenne của cố Linh mục Cras đăng trong tạp chí Sud Est asiatique, tôi thấy vui như vô tình gặp được một gia bảo đã bỏ quên một xó trong kho từ lâu Vị học giả đó đại ý cho rằng không có một hệ thống siêu hình học hoặc luân lý

học nào mà đề cao đức thành bằng đạo Nho, một đức quan trọng vào bực nhất, gồm tất cả những quy tắc chính về đạo đức mà lại bao quát được những ảnh tượng nguy nga nhất về sự vật trong một nhãn giới siêu hình. Và lời của Khổng Tử: "Thành giả, tự thành dã" có một âm vang rất mới mẽ ở thế kỷ XX này, nó làm cho ta phải đặt hết tâm trí vào, mà trong tâm hồn ta dậy lên vô số tư tưởng và hoài vọng.

Tư tưởng của ông rất xác đáng và đọc xong bài đó, tôi nghĩ đến một đức nữa cũng thường bị bỏ quên, nhất là thời này, đức tín. Tín liên hệ mật thiết với thành, nên ta thường nói thành tín. Có thành rồi mới có tín, mà thiếu tín tất không thể thành được.

Đổng Trọng Thư đời Hán đặt đức tín ngang hàng với bốn đức nhân, nghĩa, lễ, trí (năm đức đó gọi là ngũ thường, tức năm đức mà mọi người đều phải có); và như vậy là ông đã phát huy được một phần học thuyết của Khổng Tử, vì tuy không nói rõ ra, nhưng Khổng Tử coi tín là một đức rất quan trọng. Trong Luận ngữ ông bảo:

"Quân tử chủ trung tín" (Học nhi)

"Nhân vô tín, bất tri kì khả dã" (Vi chính). Đại học cũng có câu:

"Dữ quốc nhân giao, chỉ ư tín". ---

Cả những kẻ không thực hành đúng đạo Nho, chủ trương bá đạo, dùng chính sách độc tài như Thương Ưởng, tuy bỏ đạo nhân mà vẫn phải trọng tín.

Chiến quốc sách chép Thương Ưởng được Tần Hiếu công phong chức Tả thứ sử - tức như chức Thủ

tướng ngày nay - để lo việc chính trị trong nước (359 tr. Tây lịch). Thương Ưởng muốn biến pháp nghĩa là thay đổi chế độ, làm một cuộc cải cách triệt để, nhưng sợ dân không tin, chưa dám thi hành, mới nghĩ ra một kế, đem một cây gỗ dài ba trượng đặt ở cửa Nam chợ Hàm Dương rồi ra lệnh ai vác được cây gỗ đó sang cửa Bắc thì được thưởng 10 nén vàng.

Dân chúng nghi ngờ (công việc dễ như vậy sao thưởng hậu vậy), còn trù trừ, không hiểu ông muốn gì. Ông tăng số tiền thưởng lên 50 nén. Một người xông vào vác đại đi xem sao. Rốt cuộc Thương Ưởng giữ lời hứa, khen người đó là biết vâng lệnh trên, rồi thưởng vàng và bảo:

- Ta không bao giờ thất tín với dân.

Từ đó mọi người đều tin Thương Ưởng, nhờ vậy mà ông thực hành được biến pháp.

Từ việc xử thế xã giao hàng ngày đến việc trị dân, nhất là trong việc trị dân, không có đức tín thì mọi việc phải hỏng mà không có xã hội nào có thể tồn tại được, nếu không có một chút tín. Ta cứ thử tưởng tượng giá trị của đồng bạc mỗi ngày một khác, lên xuống bất thường, buôn bán với nhau thì kẻ nào cũng nuốt lời, tới giờ làm việc mà các công sở và tư sở không có nhân viên nào cả, hẹn nhau tới ăn cơm hoặc bàn công việc mà không tới..., tóm lại, nếu không ai có thể tin ai được thì còn gì là quốc gia,

là xã hội? Nếu tạo hóa cũng không có đức tín: thủy triều lên xuống không theo một luật nào cả, mặt trời mặt trăng không hiện đúng giờ đúng ngày, bốn mùa không đều đều thay phiên nhau qua lại, mà cái bao tử cũng không đúng giờ thấy đói thì vạn vật chắc không phát sinh được.

Đức tín quan trọng làm vậy, đạo Nho đề cao nó là phải quá. Cho nên gian hùng như Tào Thào là cùng mà cũng phải giữ lời hứa để cho Quan Vân Trường đi tìm Lưu Huyền Đức, mặc dầu biết rằng Quan mà đi thì sau này rắc rối cho mình. Còn Quan vân Trường sau vụ Huê Dung tiểu lộ, vì Tào Thào trước kia giữ chữ tín với mình, mà đành tự nạp thân cho Gia Cát Lượng xử tội, cũng là để giữ chữ tín nữa.

Tới những nhà Nho vô danh hễ có tư cách một chút cũng đều coi trọng đức tín. Một ông bác tôi đã hứa với một ông bạn ngày nào đó tới chơi thì dù mưa gió, bão táp cũng lội hai ba cánh đồng chiêm mà tới cho được, trừ khi nào đau ốm mới dám lỗi hẹn. Những lời hứa như vậy ngày nay chúng ta cho là lời xã giao, có khi vừa thốt ra đã quên rồi, thì các cụ cho là những lời danh dự. Câu "nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy" quả là đúng đối với những người chịu ảnh hưởng của đạo Nho.

Xét lịch sử phương Tây về thời cổ thì chúng tôi không dám biết, nhưng trong vài ba trăm năm nay thì chúng tôi thấy đại đa số nhà cầm quyền của họ không coi trọng chữ tín. Một chính khách Ai Cập đã phàn nàn rằng chính phủ Anh đa sáu chục lần nuốt lời hứa, gạt gẫm Ai Cập mà không chịu trả độc lập cho Ai Cập. Anh đã bao nhiêu lần nuốt lời hứa với Miến Điện, Ấn Độ, Mã Lai và vô số cựu thuộc địa khác nữa? Rồi Pháp đã bao nhiêu lần nuốt lời hứa với chúng ta, với Syrie, Liban, Maroc...? Họ đã vung biết bao nhiêu tiền, đổ biết bao nhiêu máu, nguyên do cũng chỉ tại họ không có đức tín. Chẳng riêng gì Anh, Pháp hầu hết các nước Âu Mỹ đều cho chính trị, ngoại giao là những mánh khóe để lừa gạt nhau, và những hiệp ước họ long trọng ký với nhau chỉ có giá trị một tờ giấy lộn; mà ngay khi họ hạ bút ký thì cả hai bên đều nghĩ thầm, đều tin rằng khi nào hiệp ước không còn có lợi cho họ thì họ sẽ không thi hành nữa. Họ chỉ có một thứ luân lý bè đảng, vị tư lợi, chứ chưa có một thứ luân lý quốc tế, vị công ích.

Có lẽ vì nghĩ "sống với chó sói phải tru với chó sói", nên các chính khách phương Đông chúng ta ngày nay cũng lây cái tật "hứa phượư" của bạn đồng nghiệp của họ ở phương Tây. Biết bao nghị sĩ khi ứng cử thì hứa trời hứa đất, đắc cử rồi thì quên hết, mà đã chẳng lấy vậy làm xấu hổ, còn tự đắc là khôn khéo nữa.

Vì nhận thấy rằng cái mà người Trung Hoa thời xưa gọi là lời nói của con người (chữ tín gồm chữ nhân với chữ ngôn), thời này y như tấm giấy bạc giả, cho nên đọc xong tiểu sử của Thomas Edward Lawrence, tôi bồi hồi vừa thương cho ông, vừa phục ông là cái lương tâm còn sót lại của Âu Mỹ mà chép lại mấy trang dưới đây để độc giả suy ngẫm.

*

Thomas Edward Lawrence được thế giới tặng cho cái huy hiệu là ông vua không ngôi của Ả Rập, là "khách phiêu lưu kỳ dị nhất của thế kỷ XX", là "nhà chinh phục tài giỏi nhất của thế kỷ XX"; tôi cho rằng nếu gọi ông là người quân tử của phương Tây thì có lẽ vong hồn ông được an ủi hơn. Những phút vẻ vang của ông không phải là cái lúc ông làm đại tá trong quân đội Anh và làm một ông vua không ngôi ở Ả Rập, mà là cái lúc ông vứt bỏ những lon cùng huy chương để trả lại Anh hoàng với những lời

phẫn uất đại ý rằng: ông đã thay mặt chính phủ Anh hứa vài điều với Faycal (một thân vương Ả Rập), chính phủ Anh đã không giữ những lời hứa đó thì rất có thể một ngày kia ông sẽ cầm khí giới chống lại quân đội Anh để bênh vực Ả Rập, như vậy thì ông không thể nào đeo những huy chương của Anh được.

Trong lịch sử nhân loại, có lẽ chưa có một viên sĩ quan nào dám có thái độ ngạo nghễ như vậy đối với quốc vương của mình.

Thomas Edward Lawrence sinh ngày 15.8.1888 ở xứ Galles (Anh), có một người anh và ba người em trai. Thân phụ của ông, Thomas Robert Lawrence không làm gì cả, chỉ săn bắn, câu cá, chơi thể thao, chụp hình, sống nhờ một số lợi tức nhỏ, nên phải rất tiết kiệm. Thân mẫu ông, Sarah Junner, tính tình nghiêm khắc, dạy lấy các con. Nhờ ảnh hưởng của cha mẹ mà ông có một nghị lực gang thép, một lương tâm rất ngay thẳng, một lối sống rất khắc khổ và một lòng ham hiểu biết mọi sự. Gia đình ông gần như nhà tu: trừ vài bà cô hay dì đã lớn tuổi, còn tuyệt nhiên không có phụ nữ trẻ tới chơi.

Ông thông minh sớm - năm tuổi đã biết đọc và viết - nhưng không phải vào hạng kì đông. Óc mẫn tiệp, nhớ mau và dai, nhất là có một sức chịu đựng rất bền: năm 21 tuổi có hồi cưỡi lạc đà đi trong sa mạc Ả Rập luôn 3 ngày, mỗi ngày đi được 180 cây số; cũng vào khoảng đó ông đi bộ hơn hai tháng ở Syrie được gần 1.800 cây số. Sở dĩ được vậy là nhờ ngay từ hồi nhỏ ông đã tập làm mọi việc lặt vặt trong nhà và ham muốn thể thao: xe đạp.

Năm 1896, ông lại học ở châu thành Oxford, rồi năm 1908 vô trường Jesus College để chuyên về sử, được học bổng của chính phủ. ông rất ham đọc sách, thường nằm sấp trên giường, chung quanh la liệt sách vở, khi nào buồn ngủ thì gục đầu lên trang sách rồi tỉnh dậy, tiếp tục đọc.

Mới 13 tuổi ông đã thích tìm hiểu kiến trúc cổ, đi xe đạp một mình khắp nước Anh để coi các di tích. ông có thể đạp một ngày được 160 cây số. Ai cũng phục ông là một lực sĩ tí hon vì ông nhỏ người, thấp mà sức rất mạnh.

*

Có hai sự kiện quyết định đời ông.

Sự kiện thứ nhất là hồi 17 tuổi ông hay được chuyện này làm ông đau khổ suốt đời và thay đổi hẳn tâm trạng: mấy anh em ông chỉ là những đứa con hoang.

Thực ra thân phụ ông tên là Thomas Robert Chapman, gốc gác quí phái ở Irlande, trước cưới một người vợ đẹp nhưng tính tình quạu quọ và lẳng lơ. Bà ta sinh được bốn đứa con gái mà đều không phải là con của chồng. Ông chồng nhắm mắt làm thinh, rồi tằng tịu với Sarah Maden, nữ phó ở trong nhà. Một ngày nọ ông bỏ nhà cửa, sản nghiệp, dắt Sarah Maden theo, đổi tên Chapman ra Lawrence rồi qua xứ Galles ở với nhau, cắt đứt mọi liên lạc với vợ và với quá khứ. Sarah Maden cũng đổi tên là Sarah Junner. Nàng là con một người thợ máy, hơi có học, mạnh khỏe, can đảm. Hai ông bà sống chung với nhau, hoà thuận, vui vẻ mà không đến nỗi túng thiếu, nhờ tài quán xuyến, đức cần kiệm của Sarah.

Nhưng họ không làm hôn thú được vì Thomas không xin li dị được với người vợ trước.

Hay chuyện đó, Lawrence bỗng có mặc cảm của một đứa con hoang, hết tôn kính cha mẹ, hết tin những bài luân lí trong gia đình và trường học rồi đâm ra khinh cả cái xã hội mà ông cho rằng chỉ có cái bề ngoài là đàng hoàng còn bề trong thì thối nát, ghét cả cái thế giới bất công mà ông đang sống, ghét cả việc giao hoan. Vì ông cho rằng đó là nguồn gốc của mọi sự khổ não ở đời, có khi còn là nguồn gốc của mọi sự tủi nhục nữa.

Chán đời quá, ông không chịu nổi không khí trong gia đình, trốn cha mẹ, anh em, cũng từ bỏ cả dĩ vãng như cha, đổi tên, tăng tuổi để xin nhập ngũ trong đội pháo binh Hoàng gia. Khi thân phụ tìm ra được ông có người nói là chín tháng sau, có người bảo chỉ vài tuần sau phải vội vàng "chuộc" ông về. Ông miễn cưỡng về nhà, nhưng vẫn chán nản mặc dầu vẫn yêu người thân. Tính tình ông hóa ra lầm lì, ít nói, buồn bực. Cha mẹ ông biết vậy, cất cho ông một phòng nhỏ ở một góc vườn để ông đóng cửa đọc sách.

Sau thân phụ ông nghĩ ra một cách: cho ông đi du lịch để thay đổi không khí. Ông nắm ngay lấy cơ hội, xin qua Pháp chơi.

Trước sau ông qua Pháp ba lần lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1906, lần thứ nhì vào tháng 8 năm 1907 và lần thứ ba vào năm 1908, lần nào ông cũng chỉ mang theo ít quần áo, một số tiền nhỏ và một chiếc xe đạp. Lần thứ nhất ông đi theo một người bạn thăm miền Normandie và Bretagne, nghiên cứu các lâu đài cổ, tới đâu cũng vẽ bản đồ và ghi chép để làm tài liệu cho luận án sau này. Lần thứ nhì ông đi với người anh tên là Robert (có sách nói rằng cả hai lần đó ông đều đi một mình), thăm miền Anjou và Bretagne. Lần thứ ba thì hình như ông đi một mình và cuộc đi du lịch đã lưu lại một ấn tượng rất sâu trong tâm hồn ông.

Tới Baux ở miền Nam nước Pháp, lần đầu tiên ông thấy Địa Trung Hải lấp lánh sau một hàng cây, như một phiến ngọc lam rực rỡ. Ông cảm xúc mãnh liệt, tưởng chừng như không khí phảng phất có mùi hương liệu từ phương Đông bay qua. Và văng vẳng có những tiếng náo nhiệt của những đô thị thời cổ vọng lại: Smyrne, Constantinople, Tyr, Sidon, Beyrouth, Tripoli... những tên sang sảng đó đưa ông vào cõi mộng và ông mơ tưởng tới ngày được qua thăm phương Đông huyền bí, cái phương Đông ở bên kia bờ Địa Trung Hải đã thu hút ông từ khi ông đọc sử Hi Lạp, sử La Mã, sử Thập tự quân, nhất là đọc cuốn Travels in Arabia deserta (Du lịch trong sa mạc Ả Rập) của Ch. Doughty.

*

Sự kiện thứ nhất ảnh hưởng lớn đến đời ông, tức sự phát giác rằng mình chỉ là một đứa con hoang, ông không nhắc tới trong các tác phẩm của ông. Điều đó rất dễ hiểu. Trái lại sự kiện thứ nhì, tức cái mộng mà ông ấp ủ từ nhỏ, mộng phát động một phong trào quốc gia, thì ông đã chép lại kỹ lưỡng trong cuốn

Les sept piliers de la Sagesse. Ông viết: "Ngay từ hồi bé, được đọc cuốn Super Flumina Babylonis,

tôi đã nảy ra ý muốn một ngày kia được làm trung tâm một phong trào quốc gia nào đó." Rồi ít hàng sau:

"Lớn lên chút nữa, học trường City School ở Oxford, tôi đã mơ mộng làm biến đổi châu Á, bắt nó phải có một hình thức mới hợp với thời đại này."

Nghĩa là ông quyết tâm phát động một phong trào quốc gia ở châu Á.

Nhiều người ngờ rằng ông chưa chắc đã thành thực khi viết những hàng đó vì hai lẽ. Lẽ thứ nhất ông viết sau thế chiến thứ nhất, nghĩa là sau chiến tranh Ả Rập - Thổ đã kết liễu, lúc đó ông muốn tô điểm gì cho cái tuổi thơ của ông mà chẳng được; lẽ thứ nhì là người ta khó tưởng tượng được một đứa trẻ mới trên mười tuổi mà đã có khí phách như vậy.

Có thể Lawrence đã tô thêm những nét quá rõ lên tuổi thơ của ông, nhưng chúng ta cũng phải nhận điều

Một phần của tài liệu nghệ thuật sông y chi sat da tạo nên thành công của bạn (Trang 48 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)