Biện pháp 3: Chỉ đạo Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡngÝ nghiã

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng anh cho giảng viên học viện quốc phòng (Trang 25 - 26)

Sau khi đã nâng cao nhận thức, lập kế hoạch để tiến hành hoạt động bồi dưỡng, thì việc chỉ đạo tổ chức hoạt động bồi dưỡng là vô cùng quan trọng. Chỉ đạo tổ chức thực hiện chính là bố trí, phân công nhân lực để triển khai những kế hoạch đã lập thành hiện thực, vì vậy, chỉ đạo tổ chức chặt chẽ sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, có nghĩa là nâng cao trình độ tiếng Anh cho giảng viên theo đúng yêu cầu đặt ra.

Nội dung:

Triển khai mọi thành phần tham gia bồi dưỡng đêu thực hiện đúng chức năng và kế hoạch.

Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng phải tuân theo các bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý Bước 2: Tổ chức lớp (khoá) bồi dưỡng

Bước 3: Đánh giá, phân loại đối tượng bồi dưỡng

Bước 4: Quán triệt mục đích, yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng Bước 5: Giao nhiệm vụ cho tập thể và cá nhân, phổ biến kế hoạch và tiến trình bồi dưỡng

Tổ chức thực hiện

Cơ quan chỉ đạo quán triệt mọi thành viên tham gia bồi dưỡng, cũng như đối tượng bồi dưỡng hiểu rõ mục đích, yêu cầu bồi dưỡng, nắm vững kế hoạch và tiến trình bồi dưỡng, xác định rõ nhiệm vụ của mình, từ đó, chủ động, tự giác làm việc có sáng tạo, khoa học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện, cơ quan chỉ đạo phải tổ chức bài bản theo quy trình; thực hiện công bằng và ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, có chế độ ưu tiên cho đi đào tạo ở bậc cao hơn để giảng viên có điều kiện phát huy trí tuệ mở rộng, nâng cao sự hiểu biết trên các lĩnh vực; ưu tiên các chính sách cho người đi học, phù hợp với điều kiện cơ chế mới.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng anh cho giảng viên học viện quốc phòng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w