Biện pháp 5: Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh cho các giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng anh cho giảng viên học viện quốc phòng (Trang 27 - 28)

trình độ tiếng Anh cho các giảng viên

Ýnghĩa

Kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Kiểm tra, đánh giá toàn bộ quá trình bồi dưỡng tiếng Anh cho giảng viên là rất cần thiết, vì qua kiểm tra đánh giá sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của những người thực hiện, những người trực tiếp tham gia vào quá trình bồi dưỡng. Thông qua kiểm tra để động viên người học gương học tốt, chấn chỉnh những người học chưa cố gắng, để đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng diễn ra có hiệu quả. Có thể nói, lãnh đạo - quản lý mà không kiểm tra thì coi như không không lãnh đạo - quản lý, nhờ kiểm tra, đánh giá mà người quản lý điều chỉnh các quyết định đúng đắn, kịp thời và hiệu quả.

Nội dung:

Lý luận quản lý giáo dục đã chỉ ra rằng: Mọi hoạt động giáo dục đều bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và kết thúc bằng hoạt động đánh giá quá trình quản lý. Đánh giá có liên quan chặt chẽ với kiểm tra, dựa vào kiểm tra và là kết quả của kiểm tra. Trong bồi dưỡng tiếng Anh, việc đánh giá cần phải đảm bảo ba yêu cầu cơ bản sau:

-Đảm bảo tính giá trị: đánh giá phải đúng mục tiêu và nội dung.

-Đảm bảo tính tin cậy: tính chính xác của kết quả kiểm tra, đánh giá.

- Đảm bảo tính khả thi: mọi quá trình khi tiến hành mà đảm bảo được các yêu cầu của mục đích đánh giá là đạt được tính khả thi và cũng chính là đạt được tính hiệu quả trong công tác bồi dưỡng.

Thường có các hình thức dánh giá như sau:

-Kiểm tra đánh giá sơ bộ

-Kiểm tra thường xuyên

-Kiểm tra định kỳ

-Kiểm tra cuối kỳ

-Thi cuối khoá

Các bước của kiểm tra, đánh giá:

1- Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá

2- Xác định tiêu chí kiểm tra, đánh giá 3- Tiến hành kiểm tra, đánh giá

4- Phân tích kết quả, nhận xét, kết luận

Tổ chức thực hiện:

Kiểm tra, đánh giá là bước hết sức quan trọng trong bồi dưỡng. Thông qua kiểm tra, đánh giá, các nhà quản lý kiểm định được chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng. Đầu tiên, xác định rõ tiêu chí đánh giá trên cơ sở nội dung và chương trình bồi dưỡng đã đặt ra. Hình thức kiểm tra, đánh giá cũng phải phù hợp với mục đích, yêu cầu của khoá bồi dưỡng. Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá phải nghiêm túc và khoa học. Tránh cách nhìn nhận đánh giá cảm tính, thiếu nghiêm túc, thiếu chân thực.

Kết hợp chặt chẽ công tác bồi dưỡng đào tạo với tổ chức kiểm tra đánh giá phân loại nhằm thường xuyên nắm vững trình độ tiếng Anh của giảng viên. Hằng năm tổ chức kiểm tra đánh giá vận dụng kết hợp nhiều hình thức, phương pháp và dựa vào tiêu chí để kiểm tra đánh giá tại chức theo các khối kiến thức cơ bản, cần thiết và kiến thức chuyên ngành theo quy chế Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng anh cho giảng viên học viện quốc phòng (Trang 27 - 28)