Ảnh hưởng của ánh sáng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng một số điều kiện nuôi cấy đến khả năng tích lũy lipid của một số chủng vi khuẩn lam (Trang 25 - 26)

Năm 1988, Alhasan và cs đã nghiên cứu hiệu quả của ánh sáng và ủ tối lên lipid của năm loài vi khuẩn lam biển: Anabaena constricta (chủng KCCA/C l00),

Phormidium corium (KCCA/C200), Phormidium jenkelianum (KCCA/C210), Spirulina subsalsa (KCCA/C300) và Synechocystis sp. (KCCA/C400). Chúng được

nuôi cấy ở điều kiện ánh sáng 1500lux, nhiệt độ 38oC, pH 6,8. Một lô được nuôi ở điều kiện chiếu sáng liên tục 7 ngày và sau đó ủ tối 7 ngày, cịn một lơ ni ở điều kiện chiếu sáng liên tục 14 ngày. Kết quả cho thấy, hàm lượng lipid tổng số A. constricta và P. jenkelianum giảm trong bóng tối, trong khi đó của ba chủng vi

khuẩn lam còn lại là tương đối ít bị ảnh hưởng [9].

Theo Tedesco (1989), hàm lượng lipid tổng số và acid béo của Spirulina

tốc độ tăng trưởng cao. Với sự gia tăng bức xạ từ 170 - 870 mmol photon m -2 s -1 , tốc độ tăng trưởng tăng, lipid tổng số giảm, cịn thành phần acid béo khơng bị ảnh hưởng. Với bức xạ 1411 mmol photon m -2 s-1, lipid tổng số tăng ít và thành phần % của acid béo γ-linolenic tăng lên. Tăng trưởng và hàm lượng lipid tổng số của

S. platensis đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ tăng trưởng từ 25 - 38 °C. Với

tốc độ tăng trưởng tăng lên, hàm lượng lipid tổng số tăng [95].

Sallal và cs (1990) khi nghiên cứu lipid và thành phần acid béo của một số loài vi khuẩn lam nước ngọt (Anabaena cylindrica, Anacystis nidulans, Nostoc canilta and Nostoc muscorum), ông bố trí một lơ ni dưới ánh sáng 7 ngày, sau đó ủ tối 7 ngày; một lơ khác duy trì ánh sáng liên tục trong 14 ngày. Kết quả cho thấy, khơng có sự khác biệt rõ ràng trong hàm lượng lipid giữa môi trường nuôi cấy chiếu sáng và ủ tối của bốn loài vi khuẩn lam [76].

Năm 2001, Olguinvàcs tiến hành thực hiện đánh giá về hiệu quả của cường độ ánh sáng thấp lên sự tăng trưởng và thành phần hóa học của Spirulina sp. trong mơi trường ni cấy phức tạp có chứa nước biển bổ sung với nước thải từ chất thải của lợn. Ni cấy thực hiện ở ánh sáng có bức xạ 66 mmol photon m-2s-1 (thấp) và 144 mmol photon m-2s-1 (cao). Khối lượng khô được xác định sau 12 ngày nuôi cấy. Kết quả cho thấy, khi môi trường nuôi cấy phức tạp được tiếp xúc với cường độ ánh sáng thấp đã làm giàu lipid tổng số (28,6%) hơn so với cường độ ánh sáng cao (18%) [58]. Sự thay đổi của thành phần acid béo với nhiệt độ tăng trưởng cũng được Fork và cs (1979) nghiên cứu. Khi nhiệt độ tăng trưởng giảm xuống từ 55 đến 38oC, lượng acid béo bão hịa 18:00, các chất béo tích điện âm sulfoquinovosyl diglyceride và phosphatidyl glycerol giảm trong khi các acid béo bất bão hòa 18:01 và 16:01 tăng. Trong mono và diglyceride digalactosyl các acid béo bão hòa 18:00 và 16:00 giảm, acid béo khơng bão hịa 16:01 tăng. Nói chung, có sự gia tăng của các chất béo lỏng trong tất cả các lớp lipid khi các tế bào được phát triển ở nhiệt độ thấp hơn [27].

Một phần của tài liệu ảnh hưởng một số điều kiện nuôi cấy đến khả năng tích lũy lipid của một số chủng vi khuẩn lam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w