Mô hình động mô tả khía cạnh động trong phần mềm hướng đối tượng. Các tương tác và hành vi động trong mô hình UML được chia thành ba dạng:
- Tương tác giữa các đối tượng trong thời gian chạy. Tương tác này được biểu diễn thông qua mô hình tuần tự và/hoặc mô hình cộng tác
- Các hành động tổng quát biểu diễn các tiến trình kinh doanh hoặc tương tác với người dùng. Tương tác này được biểu diễn qua biểu đồđộng.
- Các chuyển đổi trạng thái theo thời gian, được biểu diễn qua biểu đồ trạng thái.
Mục đích: biểu diễn tương tác giữa những người dùng và những đối tượng bên trong hệ thống. Biểu đồ này cho biết các thông điệp được truyền tuần tự như thế
nào theo thời gian. Thứ tự các sự kiện trong biểu đồ tuần tự hoàn toàn tương tự
như trong scenario mô tả use case tương ứng.
Biểu diễn: Biểu đồ tuần tựđược biểu diễn bởi các đối tượng và message truyền đi giữa các đối tượng đó.
Biểu đồ cộng tác
Mục đích: tương tự như biểu đồ tuần tự, biểu đồ cộng tác biểu diễn tương tác giữa những người dùng và các đối tượng bên trong hệ thống và giữa những đối tượng này với nhau. Biểu đồ cộng tác nhấn mạnh vào mối quan hệ về mặt không gian giữa các đối tượng.
Biểu diễn: Các message trong biểu đồ cộng tác được đánh số theo thứ tự thời gian nhưng khác với biểu đồ tuần tự, biểu đồ cộng tác nhấn mạnh mối quan hệ về mặt không gian giữa các đối tượng trong hệ thống.
Biểu đồ hoạt động
Mục đích: Biểu đồ động được sử dụng để biểu diễn các hoạt động như các luồng công việc hoặc các tiến trình khác nhau trong hệ thống được xây dựng. Biểu đồ động sẽ được biểu diễn thông qua các hoạt động và các chuyển tiếp xảy ra khi chuyển tiếp các hoạt động khi có các điều kiện phù hợp hoặc khi các hoạt động trước được hoàn thành.
Biểu diễn: Biểu đồđộng được biểu diễn thông qua các hoạt động, các đồng bộ hay rẽ nhánh và các chuyển tiếp giữa các hoạt động đó. Chi tiết sẽđược trình bày trong pha thiết kế hướng đối tượng.
Biểu đồ trạng thái:
Mục đích: Biểu đồ trạng thái được sử dụng để biểu diễn các trạng thái và sự
chuyển tiếp giữa các trạng thái của các đối tượng trong một lớp xác định. Thông thường, mỗi lớp sẽ có một biểu đồ trạng thái (trừ lớp trừu tượng là lớp không có
đối tượng).
Biểu diễn: Tương tự như biểu đồ động, biểu đồ trạng thái cũng được biểu diễn dưới dạng máy trạng thái hữu hạn với các trạng thái và sự chuyển tiếp giữa các trạng thái đó. Tuy nhiên, trong biểu đồ trạng thái không có các quá trình đồng bộ
Mô hình động trong pha phân tích
Trong pha phân tích, người phát triển chỉ tập trung vào xây dựng biểu đồ trạng thái cho các lớp tìm được trong bước trước. Các biểu đồ tương tác và biểu đồđộng chủ yếu được xây dựng trong pha thiết kế, trong đó làm rõ mối quan hệ giữa các
đối tượng cũng như các hoạt động của hệ thống để xây dựng biểu đồ lớp chi tiết. Dựa trên các lớp đã tìm ra trong mô hình lớp, biểu đồ trạng thái sẽđược xây dựng cho mỗi lớp. Biểu đồ này sẽ cho biết các trạng thái có thể có của các đối tượng lớp đó và các điều kiện chuyển đổi giữa các trạng thái. Dựa trên các biểu đồ
tương tác, người phân tích hệ thống sẽ xem xét lại sơ đồ lớp để bổ sung các thuộc tính cho các lớp cũng như bước đầu xác định được các mối quan hệ giữa các lớp.
Có hai dạng biểu đồ trạng thái:
- Biểu đồ trạng thái cho một use case: mô tả các trạng thái và chuyển tiếp trạng thái của một đối tượng thuộc một lớp nào đó trong hoạt động của một use case cụ thể.
- Biểu đồ trạng thái hệ thống mô tả tất cả các trạng thái của một đối tượng trong toàn bộ hoạt động của cả hệ thống.
Biểu đồ trạng thái cho mỗi use case dễ xác định hơn vì chúng ta có thẻ dựa trên biểu đồ use case và các scenario đã có để xác định trạng thái. Còn biểu đồ
trạng thái hệ thống chỉ có được khi ta xem xét tất cả các use case.
Tuy nhiên, biểu đồ trạng thái hệ thống sẽ hỗ trợ tốt hơn cho người phân tích trong việc bổ sung các thuộc tính còn thiếu cho biểu đồ lớp và các phương thức của bản thân lớp đó.
Hình 3.17 biểu diễn một biểu đồ trạng thái của lớp thẻ mượn trong bài toán quản lý thư viện. Ở đây chỉ xét riêng các trạng thái của lớp này trong chức năng quản lý mượn sách. Trong biểu đồ này ta có các trạng thái chưa có sách , chờ đợi và đã có sách.
Hình 3.17: Biểu đồ trạng thái lớp Thẻ mượn