Xây dựng biểu đồ cộng tác

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (Trang 92 - 93)

Biểu đồ cộng tác cũng có các messgage với nội dung tương tự như trong biểu đồ

tuần tự. Tuy nhiên, các đối tượng được đặt một cách tự do trong không gian của biểu đồ và không có đường life line cho mỗi đối tượng. Các message được đánh số

thể hiện thứ tự thời gian.

Một số chú ý khi xây dựng biểu đồ cộng tác:

- Giữa hai đối tượng có thể có nhiều message. Các message này sẽ cùng

được biểu diễn trong không gian giữa hai đối tượng, kèm theo số thứ tự của nó.

- Trong biểu đồ cộng tác cũng có thể có các message từ một đối tượng đến bản thân nó. Message này sẽ biểu diễn bởi một đường vô hướng xuất phát và kết thúc trên đối tượng đó.

Hình 4.5 mô tả một biểu đồ tương tác kiểu cộng tác (collaboration diagram). Nội dung biểu đồ này hoàn toàn tương tự như trong biểu đồ tuần tự trong Hình 4.1. Nếu như biểu đồ tuần tự nhấn mạnh đến thứ tự các message thì biểu đồ cộng tác lại nhấn mạnh đến quan hệ giữa các đối tượng. Do đó, trong biểu đồ cộng tác không có các đường life line. Các đối tượng sẽđược bố trí tự do trong biểu đồ theo hình dung của người thiết kế.

: Thu thu : FormThemSach

: DK_ThemSach : Sach

5: Kiem tra thong tin sach 1: Yeu cau them sach

2: Yeu cau nhap thong tin 3: Nhap thong tin sach moi

9: Thong bao nhap thanh cong

4: Tao doi tuong sach moi 8: Nhap thanh cong

6: Nhap sach vao CSDL

Từ Hình 4.5, ta thấy các thành phần cơ bản của một biểu đồ cộng tác là:

- Các đối tượng (object): trong biểu đồ cộng tác, các đối tượng vẫn được biểu diễn với dạng hoàn toàn tương tự như trong biểu đồ tuần tự nhưng không có đường life line phía dưới.

- Các message có đánh số thứ tự: giữa các đối tượng có tương tác trong biểu

đồ cộng tác, người ta vẽ các đường liên kết vô hướng. Các message sẽđược biểu diễn phía trên đường liên kết đó và mỗi message sẽ được đánh số thứ

tự tương ứng với thứ tự xuất hiện về mặt thời gian của message đó.

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (Trang 92 - 93)