Nho giáo thời kỳ này dần dần đi vào đời sống tinh thần của nhân ta từ lĩnh vực giáo dục đến lĩnh vực tư tưởng chính trị, tạo nên một bức tranh chính trị - xã hội mới mẻ trong lịch sử nước ta. Từ thời Ngô, Đinh và Tiền Lê, Nho giáo chưa biểu hiện rõ trong đời sống chính trị tư tưởng, đến thời Lý, Nho giáo mới thực sự bước vào đời sống chính trị - xã hội Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì Nho giáo với nội dung của mình, phần nào đó đã thoả mãn nhu cầu bức bối của xã hội là củng cố và phát triển Nhà nước phong kiến tập quyền.
Đầu tiên, Nho giáo đi vào đời sống giáo dục với nội dung Ngũ Kinh và Tứ Thư mà lớp Nho sĩ đã truyền bá, kết hợp với hệ thống quy định học vị, nhờ thi cử mà Nho giáo dần đi vào chiếm lĩnh địa hạt chính trị và tư tưởng Việt Nam. Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho xây Văn miếu, năm 1075 mở khoa
thi Nho giáo đầu tiên ở Việt Nam, năm 1076 cho xây Quốc tử giám. Năm 1232 nhà Trần đặt học vị Thái học sinh sau đổi thành tiến sĩ là học vị thuộc hàng cao nhất. Năm 1247 đặt học vị riêng cho 3 người đỗ đầu tiến sĩ là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Năm 1304 nhà Trần đặt thêm học vị Hoàng giáp sau học vị Thám hoa. Năm 1442 nhà Lê đổi Thái học sinh thành Tiến sĩ và khắc trên bia đá tên của những người đỗ đạt.
Từ thời Lý, tư tưởng Nho giáo thực sự có địa vị trong giai cấp thống trị, các Vua Lý thường lấy các điển tích Nho giáo làm những bài học trị nước, như nội dung của “Chiếu Dời Đô”, “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Công Uẩn và Lý Thường Kiệt mang nặng tư tưởng “Thiên địa nhân cảm ứng” của Nho giáo. Họ cũng cho rằng vua là người thi hành mệnh lệnh của trời, người và trời có mối liên hệ tương thông. Các khái niệm “trung, hiếu, nhân, nghĩa” của Nho giáo được vận dụng vào lĩnh vực chính trị.
Trong thời kỳ nhà Trần, Nho giáo ảnh hưởng rất lớn, mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Nho giáo là cái đạo trị nước là đường lối phương hướng của phép “tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ”. Những quy tắc đạo đức của Nho giáo được biến thành pháp luật của xã hội. Bộ “hình thư” năm 1042 của thời Lý chính là pháp chế hoá phép trị nước theo kiểu Nho giáo. Tư tưởng tôn quân, triết lý “tam cương, ngũ thường”... ngày càng được đề cao. Đó là tri thức là đạo lý cũng là pháp lý. Hai bộ luật thời Trần cũng vậy “Hoàng triều đại điển” và “Hình thư” cũng cho chúng ta thấy Nho giáo đã biết kết hợp, biến những tư tưởng chính trị và đạo đức của mình thành pháp luật mở đầu cho bước chuyển biến Nho giáo thâm nhập vào lĩnh vực chính trị và tư tưởng Việt Nam. Rõ ràng và triệt để nhất là bộ “Lê Triều hình luật” năm 1483 nội dung cơ bản của nó là bảo vệ quốc gia thống nhất, bảo vệ thể chế tộc quyền mà đỉnh cao là Hoàng đế nhà Lê. Nó còn là nền tảng pháp lý bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, khẳng định chế độ đẳng cấp và chế độ gia tộc phụ quyền. Năm 1236 Vua Trần Thái Tông (1225 - 1258) ông đặt ra chức Đề diện Quốc Tử Giám dạy con em Hoàng thân quốc thích và đại thần, sau đó cho con em xuất sắc của thường dân vào học Quốc Tử Giám. Lớp Nho giáo trong lĩnh vực chính trị ngày càng đẩy lùi lớp tăng lữ. Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Lê Văn Hưu là những đại biểu trung thành của Nho giáo. Vấn đề quan tâm đầu tiên của họ là đường lối đức trị, vua tôi cùng hiệp sức trị nước. Vua sáng, quan mẫn cán, trung thành ban ân trạch đến muôn dân, khiến trăm họ được an ninh hạnh phúc. Coi vua sáng là điều kiện tiên quyết cho đất nước thịnh trị, nên việc tu tâm dưỡng tính của vua được coi là điều quan trọng. Họ cũng bàn đến bạo lực và địa thế hiểm trở của lãnh thổ nhà nước phong kiến nhưng đó chỉ là thứ yếu, cái quan trọng vẫn là đường lối đức trị. Ví dụ: Vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278) là một ông vua nhân từ, trung hậu quan tâm đến giáo hoá dân chúng, khuyến khích học hành, mở khoa thi chọn người tài và trọng dụng họ, thời này có Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng [ 4 ; 101]. Giữa đời nhà Trần, sự phát triển của Nho giáo trở nên rập khuôn sách vở kinh điển của Trung Quốc nên đã diễn ra xu hướng chống chủ nghĩa giáo điều đó. Vua Trần Nghệ Tông (1370 - 1372) nói: “Triều trước dựng nước trị có phép độ, không theo chế độ nhà Tống là vì Bắc Nam là
đều chủ nước mình không phải noi theo. Khoảng năm đại trị kẻ học trò được dùng không hiểu sâu xa của sự lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo phong tục của Phương Bắc cả, như về y phục, nhạc chương không thể kể hết”[ 26 ; 58 ].
Giai đoạn này xuất hiện nhà Nho học nổi tiếng bậc nhất đó là Trần Hưng Đạo đại vương (1228 - 1300). Ông là bậc tướng trụ cột của Triều đình gồm đủ đức lẫn tài là linh hồn của đất Việt trong các cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên xâm lược. ở ông kết tinh những gì cao quý của Nho học. Là nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho họ điều hay lẽ phải, lo cho họ cuộc sống yên lành. Là nghĩa, ông coi lẽ phải hơn điều lợi, vì mục đích cao cả cho hoà bình Tổ quốc. Là trí, ông biết đời sống con người nên phải thế nào cho hợp lẽ. Là dũng, ông không ngần ngại xông pha trên chiến trường nguy hiểm, tạo nên trận Bạch Đằng oanh liệt ngàn đời. Là tín, ông bày tỏ cho quân dân, quan điểm của mình và hành động vì nó một cách triệt để. Học trò của ông là những người tài làm vẻ vang cho đất nước, hoàng dương uy tín của thầy như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng....
Triều Hồ, là một triều đại có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau.Về mặt tư tưởng Hồ Quý Ly là người có tư tưởng chống Nho học nhiều nhất. Kể từ khi ông đang là quan đại thần nhà Trần, ông đã có tư tưởng này trong sách “Minh đạo”, ông đòi xét lại “Luận ngữ” - một cuốn sách kinh điển của Nho giáo.
Từ Triều Lê trở đi, Nho giáo lại được khôi phục. Năm 1442 trở đi chế độ khoa cử đã hoàn chỉnh và nhờ vậy mà chế độ phong kiến thường xuyên được bổ sung quan lại. Song song với thi cử, chính quyền phong kiến dần dần tổ chức lại các cấp chính quyền nhằm củng cố quyền lực từ Trung ương đến địa phương. Năm 1429, triều đình nhà Lê độc tôn Nho giáo chống Phật giáo và Lão giáo trong đời sống tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam. Thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà Nho nổi tiếng như Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông... Trong đó hai nhà Nho nổi tiếng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội nước ta thời bấy giờ là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một người hết lòng vì dân, vì nước, suốt cuộc đời ông cống hiến hết sức mình cho nhân dân thể hiện một chữ “nhân nghĩa” trọn vẹn. Nhân nghĩa của ông vừa là đường lối chính trị, chính sách cứu nước và dựng nước, vừa là sự khoan dung độ lượng cảm hoá kẻ thù, cảm hoá người lầm lỗi; là lòng yêu hoà bình và hạnh phúc của nhân dân. Về đạo làm người ông cũng hoàn thiện và phát triển chữ “Trung”, “Nhân”, “Trí”, “Dũng”. Trung không chỉ là trung với vua, triều đình mà còn là trung với nước, với quốc gia dân tộc. Nhân không phải là thương người chung chung mà là thương người nghèo khổ, hoạn nạn, thương yêu nhân dân. Trí không phải chỉ là hiểu biết những giáo điều đạo đức luân lí thuần tuý, mà nó là nắm bắt, hiểu biết những kiến thức trong cuộc sống con người. Dũng không chỉ là đạo đức dũng khí của người quân tử, của kẻ sĩ Nho học mà đó là tinh thần anh dũng đấu tranh bài trừ những sai trái, khôi phục, phát triển những một điều tốt đẹp cho cuộc sống, cho xã hội.
Cuối đời ông bị nổi oan chu di tam tộc, đó cũng là sự chấp nhận số mệnh thiên định của Nho giáo, một kết cục bị thương của số phận con người trong chế độ Nho giáo trị hà khắc.
Vua Lê Thánh Tông là một con người uyên bác về nhiều mặt. Chính ông là người minh oan và khôi phục tước vị cho Nguyễn Trãi. Ông rất tin ở mệnh trời và thường hay cầu đảo, lễ tế khi đất nước gặp thiên tai địch hoạ. Tuy nhiên, trong cách hành động của ông thì có nhiều tiến bộ. Ông chủ trương lập ra trường khoa học để dựa trên những quan sát hiện thực kinh nghiệm thực tế để xét đoán, lấy sự việc để giải thích hiện tượng. Dù chưa phải là một sự phát triển về khoa học hiện đại, nhưng đây là biểu hiện của sự muốn vượt lên thế giới quan duy tâm bó buộc nhân dân, bó buộc xã hội. Là một nhà Nho nhưng đứng trên lập trường dân tộc mà tiếp thu Nho học, ngoài ra đây là sự tiếp thu có chọn lọc. Những gì ông cho là thần bí, nhảm nhí không có lợi cho hiện trạng cuộc sống của nhân dân thì loại bỏ những gì thiết thực thì ông truyền bá, phát triển cho phù hợp với xã hội.
Về mặt chính trị, ông chủ trương đường lối văn trị (hay lễ trị), coi trọng và sử dụng những người xuất thân từ Nho giáo. Ông chủ trương xây dựng một thiên hạ thái bình thịnh trị như thời Nghiên Thuấn như xã hội hoà bình, đất nước, bờ cõi vững chắc “lễ, nghĩa” Nho giáo được coi trọng... và trên thực tế về cơ bản nước ta dưới thời ông đã đạt được. Nhưng những gì mà triều đại của ông đã làm được đó, nó đã tạo ra sự tự tôn trong bản thân, sự tôn vinh bản ngã đã dẫn ông tới chỗ coi thường nhân dân lao động.
2.3. Nho giáo trong thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam (1527 - 1801).
Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Nhà Lê từ 1427 đến 1527 là thời thịnh vượng của Nho giáo ở nước ta, vì thế, ảnh hưởng tốt đẹp của nhà Lê đối với Nho giáo là rất sâu sắc. Nhưng chính sự kiện 1527 đã làm cho vai trò vị trí của Nho giáo đối với thời cuộc có một sự chuyển biến khác thường. Tột đỉnh tôn thờ của Nho giáo lúc bấy giờ là giềng mối chính thống mà họ Lê đã thiết lập được một cách đường hoàng từ trước đó cả trăm năm đến bây giờ đã phá hoại” [ 23 ; 118 ]. Nho sĩ nước ta dần bị phân hoá, tiêu biểu có hai xu hướng: Thứ nhất là làm quan giúp đời, giúp chúa gọi là “xuất sĩ” và thứ hai là “giữ gìn khí tiết nho sĩ” về ở ẩn, tránh chính sự, gọi là “xử sĩ” hay ẩn sĩ. Những “xử sĩ” này ngày càng tăng, nó đánh giá sự lung lay, bại hoại của địa vị Nho giáo trên vũ đài chính trị, tư tưởng của xã hội. Chính họ đã có lúc tách mình ra khỏi khuôn Nho giáo để tiếp xúc với Đạo giáo và Phật giáo làm nên cuộc hội ngộ tam giáo đồng nguyên không định trước. Hầu hết xác Nho sĩ đều đề cập đến việc trị nước trong thời loạn, nhưng thật khó mà tìm được một con đường đúng đắn và hiệu quả vào lúc này. Nho giáo lúc này thật sự bế tắc, bất lực trước hoàn cảnh xã hội hiện thời. Cũng tắc biến, đó là qui luật biến hoá của âm dương, trời đất. Các nhà Nho tuy không đưa ra một kế sách trị nước hữu hiệu, nhưng những tư tưởng mà các đại biểu nổi tiếng để lại cũng đủ để phần nào nói lên tấm lòng yêu nước, thương dân của Nho sĩ thất thế Việt Nam, một tình cảm mà Nho sĩ Việt Nam qua các thời đại không bao giờ phai nhạt.
Giai đoạn này có rất nhiều đại biểu nổi tiếng cho cả một thời kỳ nên đó có một số người được coi như là các góc đỉnh tạo nên “trạng thái” hình học Nho giáo thời kỳ khủng hoảng của xã hội phong kiến Việt Nam.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), ông đỗ Trạng nguyên năm 1535, làm quan trong Triều Mạc được 7 năm, sau đó về trí sĩ ở quê nhà Hải Phòng. Trong hoàn cảnh, thời kỳ suy thoái của chế độ phong kiến mà ông đã trực tiếp chứng kiến, khiến cho ông có những suy nghĩ trăn trở. Trong hàng ngũ các Nho sĩ Việt Nam thời này, ông là người chuyên nghiên cứu về Nho giáo. Tư tưởng triết học của ông bởi vậy nó tương đối hệ thống hơn, ông nghiên cứu cả lý học Tống Nho và kinh dịch.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng con người là một bộ phận của tự nhiên, trời và người có sự thống nhất, trời là tự nhiên chứ không phải là trời theo nghĩa tôn giáo. Sự phát triển của trời là đạo trời, và cũng như đạo người là “trung chính” là thiện, là nhân, là giúp người. Quan điểm của ông đi ngược lại với tư tưởng của giai cấp thống trị. Quan niệm đạo người giống đạo đời, cùng một quy luật mà ông đi đến chủ nghĩa duy tâm cho con người chịu một mệnh trời và đi đến tư tưởng tự an ủi “nghèo mà vui” tiêu cực.
Về chính trị xã hội: như tất cả các Nho sĩ khác, ông luôn ấp ủ một cảnh đất nước thái bình thịnh trị trong các tác phẩm của mình. Về ở ẩn quê nhà hơn bốn mươi năm mà ông không lánh đời, hơn nữa ông còn tỏ ra mẫn cảm với đời vẫn lo đến dân đến nước. Ông cho rằng vua chỉ lấy đức nhân nghĩa để cảm hoá dân chúng như sao Bắc Đẩu toả sáng, các ngôi sao khác phải hướng về chứ không gò bó, ép dụng dân chúng trong vòng “tam cương, ngũ thường” khắc nghiệt. Vương đạo thi hành lấy dân sinh, dân chủ làm trọng, lấy dân làm gốc, muốn giữ nước thì cốt phải được lòng dân, nhưng ông vẫn cứ tin vào một đấng minh quân cai trị chứ không phải là nhân dân sẽ tạo nên sự phát triển của lịch sử.
Với một nhân cách Nho sĩ tuyệt vời, ông chủ trương tất cả mọi người sống theo đạo mà Nho giáo đề ra như luân lý “cương thường”, thực thi nhân nghĩa, chính ông là một người đầu tiên làm gương cho mọi người. Quan điểm “cương thường” của ông cũng không còn cứng nhắc, một chiều như Đổng Trọng Thư mà chỉ là các mối quan hệ trong xã hội dựa trên cơ sở nhân nghĩa, nhân đạo. Tuy vậy, ông cũng có không ít sai lầm về chủ trường của mình, điều đó thể hiện trong đường lối nhân nghĩa “trung chính”. Trong xã hội loạn lạc mà nhân nghĩa trung chính chỉ là an phận thủ thường, lấy hoà làm chủ. Đây chính là điều cốt lõi về sự bế tắc trong tư tưởng của các Nho sĩ, thấy đời loạn lạc cần cứu rỗi, đề ra chủ trương nhân nghĩa, phê phán tham tàn bạo chúa nhưng không dám làm cách mạng, không dám xoá bỏ thế lực phong kiến trên bước suy tàn, không muốn xoá bỏ cả một hệ tư tưởng trong thời đại, mặc dù nó không còn vững vàng nữa, không còn tác dụng nữa.
Nguyễn Dữ (không rõ năm sinh năm mất) là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, làm quan tri huyện dưới Triều Mạc sau đó cáo quan về ở ẩn. Cũng như thầy của mình, tuy xa lánh sự thế nhưng không xa lánh cuộc đời, ông viết truyện để phê phán tình trạng thoái hoá của xã hội đương thời và nêu lên lý
tưởng xã hội của mình.
Về tư tưởng chính trị xã hội: Ông chủ trương đường lối của Khổng - Mạnh, chú trọng nhân tâm và đắc nhân tâm làm đường lối chính trị có đạo đức. Nhấn mạnh “Tam cương ngũ thường” nhưng không phải là quan hệ đối xứng một chiều khuôn phép, mà theo ông, đó là quan hệ “lễ nghĩa”, vua tôi đồng