Nho giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (207 TCN 938 SCN).

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo với một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần người việt nam (Trang 30)

(207 TCN - 938 SCN).

Như chúng ta đã biết thời Tiên Tần khác với thời hậu Tiên Tần là vì hoàn cảnh lịch sử. Vì vậy mà Nho giáo truyền bá vào nước ta cũng khác Nho giáo thời hậu Tiên Tần, đó cũng là biểu hiện lý do chính trị tất yếu. Nho giáo thời kỳ này có mấy đặc trưng sau:

- Nó ra sức cổ vũ và khẳng định mạnh mẽ cho ý chí đấng thế tôn “thiên tử”. Thời bấy giờ trong con mắt của các nhà cai trị thì thiên hạ duy nhất chỉ có Hoàng đế Trung Hoa ở ngôi con trời. Đó chính là đại diện của mệnh trời, thần dân chỉ có quyền tuân thủ đường chí tôn được Tích Quang, Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp quảng bá tôn sùng coi đó là nội dung của lễ. Nhân dân ta không thể khuất phục nó vì chưa phù hợp với bản sắc của dân tộc. Đây đó đã nổi lên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại bọn thống trị.

- Liên tục gieo rắc tư tưởng trọng nam, khinh nữ làm băng hoại truyền thống đạo lý có từ lâu của tổ tiên ta. Hạ thấp vai trò vị trí của người phụ nữ, ép họ vào các phép tắc “tam tòng, tứ đức”, theo tư tưởng “nam tôn nữ ti”, làm cho người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi. Tuy nhiên giai đoạn này chỉ có một bộ phận nhỏ chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo còn phần đông dân chúng chưa được tiếp thu vì nhiều lý do khách quan khác nhau nên tư tưởng đó chưa lan rộng.

Đến giai đoạn cuối của thời kỳ này, việc tiếp nhận Nho giáo mới được mở rộng hơn, nhưng đó mới chỉ trong phạm vi của bọn thống trị và một số tay sai người Việt. Là một sản phẩm tư tưởng của Trung Quốc lại được truyền bá đến nước ta bởi tầng lớp quan lại đô hộ Trung Quốc và trong khi truyền bá bị cắt xén thô bạo bởi ý đồ chính trị xấu xa, nên nhân dân Việt Nam tiếp thu một cách dè chừng. Hơn một ngàn năm đô hộ bước đầu Nho giáo mới chỉ xác lập được một số vị trí khiêm tốn trong đời sống tư tưởng nhân dân ta.

2.2. Nho giáo trong thời kỳ đấu tranh gìn giữ độc lập dân tộc và ổn định chính trị của xã hội phong kiến Việt Nam (938 - 1527).

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo với một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần người việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w