Bất cập đến từ phía ngân hàng:

Một phần của tài liệu Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại (Trang 67 - 69)

III. Một số khó khăn và bất cập khi áp dụng

3.Bất cập đến từ phía ngân hàng:

- Hiệu quả về đào tạo UCP chưa cao: Mặc dù các ngân hàng đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng trước khi chính thức áp dụng bộ tập quán mới: đào tạo nhân lực, tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu và giúp các thanh toán viên làm quen với UCP600 và ISBP681 (MB, VIBank…) thế nhưng hiệu quả đào tạo thực sự vẫn chưa cao. Nguyên nhân là do việc đào tạo về UCP mới chỉ tập trung ở trụ sở chính mà chưa triển khai đến toàn bộ các chi nhánh cấp I và cấp II, chất lượng đào tạo cũng chưa sâu do còn bị hạn chế về mặt thời gian, địa điểm, nguồn lực.

Như đã nói ở trên, khi áp dụng UCP600 và ISBP681 các ngân hàng đã thay đổi quy trình nghiệp vụ của mình cho phù hợp với bản quy tắc mới này. Tuy nhiên đối với một số loại L/C đặc biệt như là: L/C xác nhận, L/C giáp lưng, L/C chuyển nhượng…thì rất ít ngân hàng đã có một quy trình nghiệp vụ cụ thể tuân theo đúng tinh thần của UCP600 và ISBP681

- Đối với những bất cập đến từ phía UCP600, các ngân hàng cũng chưa có những điều chỉnh và quy định cụ thể. Ví dụ UCP600 không có một điều khoản nào quy định có chấp nhận vận đơn của người giao nhận hay không? Các ngân hàng cũng chỉ dừng lại ở việc tuân thủ UCP600 mà cũng chưa có quy định cụ thể hơn? Vậy nếu người xuất khẩu xuất trình vận đơn của người giao nhận (forwader B/L) thì có thanh toán không? Và khi ấy BCT xuất trình có được coi là hợp lệ không?

- Chưa có quy định cụ thể về việc kiểm tra chứng từ theo ISBP: Mặc dù trong quy trình nghiệp vụ kiểm tra bộ chứng từ, đa số các ngân hàng đều quy định “tuân theo ISBP 681” song lại chưa nêu rõ bước quy trình nghiệp vụ cụ thể cho quá trình kiểm tra. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho các thanh toán viên trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ thanh toán bởi vì bộ chứng từ thanh toán bao gồm rất nhiều các chứng từ như là vận đơn, hối phiếu, hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ,… và nếu không có quy định rõ ràng về việc kiểm tra những chứng từ đó thì sẽ mất rất nhiều thời gian để xem xét tính phù hợp của các chứng từ với UCP600 và với ISBP681. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những điểm chưa tương thích giữa 2 văn bản pháp lý trên (điều 14c UCP600 và điều 21 ISBP681), do đó việc có một quy định cụ thể, rõ ràng về tiêu chuẩn kiểm tra càng cần thiết hơn bao giờ hết nhằm tránh những sai sót trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ thanh toán

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại (Trang 67 - 69)