Những thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển cụm ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phú ppt (Trang 59)

2.3.2.1. Thuận lợi

Thứ nhất, chính phủ có chính sách coi công nghiệp ô tô là trọng tâm, là ngành công nghiệp “rất quan trọng”. Do vậy, công nghiệp ô tô nhận được khá nhiều ưu đãi cũng như các chính sách bảo hộ của nhà nước thông qua các công

http://svnckh.com.vn 59 cụ chủ yếu là thuế. Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc cũng đặc biệt coi trọng sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và coi đây là một trong những hướng phát triển công nghiệp chủ yếu của tỉnh

Thứ hai, Việt Nam đã bắt đầu có quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 với mục tiêu xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới, xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển, đặc biệt công nghiệp ô tô.

Thứ ba, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã bắt đầu đầu tư vào các dự án lắp ráp, sản xuất linh phụ kiện trong ngành công nghiệp ô tô. Ví dụ như công ty Honda Việt Nam thành lập nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt nam năm 2005 tại Vĩnh Phúc với vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD, ngoài ra còn một loạt các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô của Nhật Bản tại Việt nam như Hino, Daihatsu, Isuzu. Theo thống kê của Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam, số lượng ô tô của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản chiếm tới 52% tổng số xe ô tô trên thị trường Việt Nam năm 2006. Từ đó có thể thấy được vai trò quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Nhật Bản trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nám. Sự đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản chính là một trong những thuận lợi lớn của ngành công nghiệp này tại nước ta. Đặc biệt, hầu hết các công ty tập đoàn sản xuất ô tô lớn như Toyota, Honda đều có các nhà máy sản xuất tại tỉnh Vĩnh Phúc, đây cũng chính là một thuận lợi lớn của tỉnh.

Thứ tư, Vĩnh Phúc đã có những quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp một cách cụ thể. Các khu công nghiệp được thành lập tập trung

http://svnckh.com.vn 60 một lượng lớn các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất trong lĩnh vực ô tô, bước đầu tạo sự tập trung cần thiết cho phát triển ngành này.

2.3.2.2. Khó khăn

- Vĩnh Phúc chưa thực sự có các chính sách ưu tiên phát triển ngành ô tô ở

tỉnh Vĩnh Phúc, nên phải cần coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài dựa trên lợi thế của từng tỉnh và khu công nghiệp.

- Đối với Vĩnh Phúc, cần nêu bật hơn nữa định hướng thu hút FDI vào một số ngành, các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và vốn cao, các ngành hỗ trợ và liên quan.

Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu khiến môi trường đầu tư Việt Nam giảm thu hút đầu tư nước ngoài là do giá đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu còn cao nhất tại khu vực ASEAN.

http://svnckh.com.vn 61

CHƢƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ NHẰM THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC

3.1.Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp nhằm thu hút FDI của một số nƣớc Châu Á

3.1.1. Trung Quốc

3.1.1.1. Từng bƣớc mở rộng địa bàn đầu tƣ

- Xây dựng các đặc khu kinh tế (Special Economic Zones)

Khu vực ven biển Đông Nam của Trung Quốc có một ưu thế, đó là truyền thống kinh doanh buôn bán lâu đời và vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương quốc tế, nếu vùng này chuyển sang quỹ đạo hướng ra bên ngoài, thì chẳng những kinh tế vùng đó phát triển mà còn làm bàn đạp cho sự phát triển của cả miền Trung và miền Tây. Xuất phát từ ý nghĩ đó, năm 1980, Trung Quốc chính thức thành lập tại khu vực này bốn đặc khu kinh tế (ĐKKT): Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. Để thu hút FDI vào các đặc khu, Trung Quốc đã áp dụng một loạt các chính sách linh hoạt hợp lý.

Thứ nhất, áp dụng “dịch vụ một cửa”, Trung Ương chỉ thống nhất quản lý vĩ mô, từ bỏ việc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề kinh tế của địa phương. Tính toán quản lý các thông số kinh tế cụ thể do địa phương hoàn toàn quyết định.

Thứ hai, các chính sách ưu đãi áp: thuế thu nhập doanh nghiệp, thời hạn miễn giảm thuế, về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế xuất nhập khẩu.

- Xây dựng 14 thành phố mở cửa ven biển

Sau khi đặc khu kinh tế thành công, chứng minh đường lối mở cửa là đúng đắn, Trung Quốc tiếp tục xây dựng các mô hình mở rộng để tăng cường thu hút FDI. Tháng 4/1984, Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định mở cửa

http://svnckh.com.vn 62 14 thành phố ven biển gồm Thiên Tân, Thượng Hải, Đại Liên, Tân Hoàng Đảo, Yên Đài, …với tổng diện tích hơn 100.000 km2, dân số 45,38 triệu người.

3.1.1.2. Tăng cƣờng sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ

- Cải thiện môi trường đầu tư “mềm”

Thứ nhât, về luật pháp: Trung Quốc đã ban hành hơn 500 văn bản bao gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến quan hệ kinh tế đối ngoại và đầu tư trực tiếp, tương đối phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Thứ hai về các ưu đãi tài chính như ưu đãi về khu vực đầu tư hay ưu đãi về kỳ hạn kinh doanh

- Cải thiện môi trường đầu tư “cứng”

Để tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, Trung Quốc dùng vốn ngân sách hoặc vốn vay để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên vùng theo kiểu bậc thang, trước hết vùng thuận lợi rồi tiếp đến vùng khó khăn hơn.

3.1.1.3. Chính sách phát triển cụm công nghiệp ô tô thu hút FDI

-Thành lập của các cụm công nghiệp, và sự hỗ trợ của chính phủ

Thành lập các cụm công nghiệp là một chính sách công nghiệp quan trọng ở Trung Quốc trong thời gian qua. Phần lớn các khu vực này đã tồn tại trước khi chính sách được ban hành. Cụm công nghiệp xuất hiện nhờ vào các đề án của các doanh nhân, thường là các công nhân làm việc ở các công ty công. Cuối những năm 90, ở Quảng Đông và Zhejiang, nơi mà các cụm công nghiệp rất phổ biến và phát triển mạnh, chính quyền hiểu rằng họ cần phải trợ giúp quá trình tạo cụm và tránh sự tắc nghẽn trong khu vực công nghiệp, cạnh tranh khốc liệt và sự giảm sút trong tâm lý của các nhà đầu tư. Phần lớn các cụm công nghiệp được chính phủ hỗ trợ đều sản xuất trong các ngành công nghiệp truyền thống.

http://svnckh.com.vn 63 Cụm công nghiệp ở Trung Quốc giống các cụm công nghiệp ở Ý ở nhiều mặt: tự tăng trưởng, công nghiệp truyền thống, và được sự trợ giúp của chính phủ. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt về quản lý và khách hang: các cụm công nghiệm phục vụ một thị trường cạnh tranh chủ yếu dựa trên giá cả và các mặt hàng chất lương thấp. Hiếm hoi hơn, một số khu công nghiệp được tập trung vào sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều nhân công hoặc các mặt hàng cho khách hàng quốc tế.

- Di chuyển sang phía Tây

Phần lớn các cụm công nghiệp của Trung Quốc được đặt ở bờ biển phía Đông, nơi có cơ sở hạ tầng mạnh hơn, trong khi đó thành phố phía tây duy nhất mà các công ty hậu cần có đặt các nhà kho của mình là Chengdu, vì vậy chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu các chính sách "Di chuyển sang phía Tây" gần một thập kỉ trước với mục đích làm phát triển đất nước đồng đều hơn.

- Thị trƣờng hóa" các trung tâm nghiên cứu

"Thị trường hóa" các trung tâm nghiên cứu là một chương trình lớn với mục đích tư nhân hóa các trung tâm nghiên cứu công cũ. Chính sách này đã đạt được những thành công nhất định, vì nhiều trung tâm đã liên kết được với các tập đoàn lớn và tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm về kinh tế thị trường. Hơn nữa, họ cũng có thể tìm được thị trường một cách dễ dàng vì khách hàng Trung Quốc có xu hướng mua lại công nghệ hơn là tiến hành hoạt động nghiên cứu. Cuộc tư nhân hóa này đã kéo dài trong nhiều năm, giúp nhiều trung tâm nghiên cứu của chính phủ chuyển thành tư nhân.

- Thành lập của các "trung tâm đổi mới"

Đây có lẽ là chính sách độc đáo nhất được thực hiện ở Trung Quốc. Các trung tâm đổi mới được đặt bên trong các cụm công nghiệp và phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số các mục tiêu của họ, liên kết với các hoạt

http://svnckh.com.vn 64 động nghiên cứu tại các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu được coi là trọng điểm. Họ tham gia trực tiếp trong việc hiện đại hóa các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp và thích ứng rất tốt với các điều kiện công nghiệp địa phương.

Đổi mới rất được coi trọng ở Trung Quốc. Trong số những ưu tiên cho kế hoạch khoa học và công nghệ quốc gia, đổi mới là mục tiêu quan trọng nhất.

- Chính sách phát triển cụm công nghiệp sản xuất ô-tô ở Trung Quốc Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu thu hút được ba hãng lắp ráp lớn của Nhật Bản là Toyota, Honda và Nissan. Mô hình công nghiệp là tối ưu nếu một hãng lắp ráp (anchor firm) được định vị gần với các doanh nghiệp hỗ trợ để có một hệ thống cung ứng kịp thời (just-in-time), hoặc một hệ thống hậu cần hiệu quả. Do đó, ở Trung Quốc trước đây, các doanh nghiệp hỗ trợ cho Nissan nằm ở huyện Hoa Đô, doanh nghiệp hỗ trợ cho Toyota nằm ở huyện Nam Sa và doanh nghiệp hỗ trợ cho Honda thì nằm ở huyện Tăng Thành, Quảng Châu. Nhưng các huyện Hoa Đô, Nam Sa và Tăng Thành trở nên gần nhau hơn (chỉ mất 1h để đi từ huyện này sang huyện khác) sau khi tỉnh Quảng Đông xây dựng đường cao tốc vành đai thứ hai quanh thành phố Quảng Châu. Cơ sở hạ tầng này đã giúp cho các doanh nghiệp hỗ trợ tách độc lập khỏi các hãng lắp ráp của bản thân mình trước đây. Các doanh nghiệp cung cấp của Toyota (thuộc Keiretsu Toyota) trở nên độc lập khỏi Toyota và cung cấp cả linh kiện cho Nissan, Honda và ngược lại. Điều này đã làm cho Quảng Châu trở thành cụm công nghiệp ô tô rất hiệu quả ở Trung Quốc.

Chúng ta sẽ xem xét ví dụ về hãng Toyota ở Trung Quốc. Ở Nhật, Toyota gồm 14 công ty như Denso, Aichi Steel, Aisin…. Kyohokai là tập đoàn các nhà cung ứng của của Toyota, bao gồm 208 hãng, ví dụ như Aisan, Koito, Tokai Rubber và Bridgestone ở Trung Quốc. Toyota và Quảng Châu Automobile đã thành lập một liên doanh ô tô ở Quảng Châu. Toyota có một khu công nghiệp ở

http://svnckh.com.vn 65 huyện đảo Nam Sa, phía nam thành phố Quảng châu. 13 doanh nghiệp thuộc hệ thống các nhà cung ứng cấp 1 trong Keiretau Toyota định vị trong cùng thành phố với Toyota ở Nam Sa. Rất nhiều các doanh nghiệp hỗ trợ khác của Toyota định vị ở Thuận Đức và Phật Sơn, gần Nam Sa.

Bảng 3.9 : Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu

Toyota Honda Nissan

Doanh nghiệp liên doanh

Công ty TNHH Quảng Châu Toyota

Công ty TNHH Quảng Châu Honda Công ty ô tô Đông Phong Nissan

Thành lập Tháng 9 năm 2004 Tháng 5 năm 2006 Năm 1998 Tháng 5 năm 2004

Đối tác liên

doanh Ô tô Quảng Châu

Ô tô Quảng Châu Ô tô Đông Phong

( động cơ)

Ô tô Đông Phong

Sản phẩm chính Camry Accord, Fit Sunny, Teana

Sản lƣợng hằng năm ( chiếc) 100 000 (2006) Năng lực sản xuất : 300 000 240 000 (2004) 150 000 Trụ sở chính

Bờ biển phía Nam của thành phố Quảng Châu, huyện Nam Sơn

( 797km2)

Trung tâm TP Quảng Châu (khu

vực phát triển kinh tế Quảng Châu) Phía Bắc thành phố Quảng Châu, Huyện Hoa Đô, 50km2 Nơi tập trung cung cấp các sản phẩm hỗ trợ Huyện Nam Sa (12 CT thuộc hệ thống), Huyện Thuận Đức, TP Phật Sơn (6 công ty thuộc hệ thống) Khu vực phát triển kinh tế Quảng Châu Huyện Hoa Đô Nhà cung cấp sản phẩm hỗ trợ chính Nhà cung cấp Nhật Bản Nhà cung cấp Nhật Bản Nhà cung cấp Nhật Bản, Đài Loan

Nguồn: Kochiki Akifumi, 2007, the flowchart Model of Cluster Policy : the automobile industry cluster in China, The Institute of Developing

http://svnckh.com.vn 66 Các doanh nghiệp hỗ trợ trong Keiretsu thuộc hệ tống các nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3 cung cấp hàng hóa cho các nhà cung ứng cấp 1 của Keiretsu của Toyota, đồng thời cũng cung ứng cho cả Honda và Nisssan. Điều này đã tạo nên sự giao thoa một phần giữa các Keiretsu Nhật Bản.

Các nhà cung ứng cấp 1 của Toyota cũng xây dựng nhà máy ở Nam Sa, Thuận Đức và các vùng lân cận. Các nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3, cùng với các hãng sản xuất của Trung Quốc, cũng tập trung ở Quảng Châu. Các nhà cung ứng cấp 1 được Keiretsu Nhật Bản yêu cầu phải chấp nhận mua linh kiện và phụ kiện của các doanh nghiệp hỗ trợ Trung Quốc. Về phía mình, các doanh nghiệp hỗ trợ Trung Quốc phải thỏa mãn chất lượng và yêu cầu giá cả đặt ra của Toyota, cho nên có thể cùng với các nhà cung ứng cấp 2 và cấp 3 của Nhật cung cấp sản phẩm cho các nhà cung ứng cấp 1.

Toyota,i Honda và Nissan đã có tác động tích cực đến quá trình tích tụ tập trung công nghiệp ở thành phố Quảng Đông, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

3.1.2. Thái Lan

3.1.2.1. Chính sách phát triển thu hút FDI

Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Từ đó đến nay, chính sách thu hút FDI của thái Lan rất năng động và liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kì phát triển của đất nước.

Thứ nhất, chính phủ Thái Lan (cụ thể là BOI) đã giành cho các nhà đầu tư nhiều ưu đãi về thuế (bao gồm thuế thu nhập, thuế nhập khẩu…) Hiện nay, mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp của Thái Lan là 30%, khá cao so với các nước

http://svnckh.com.vn 67 trong khu vực như Việt Nam (25%), Malaysia (28%). Tuy nhiên mức thuế suất này không áp dụng giống nhau với tất cả các mức thu nhật chịu thuế. ( Để rõ hơn vào website: http://www.rd.go.th/publish/6044.0.html).

Thứ hai, các nhà đầu tư có thể có được ưu đãi về khu vực đầu tư, nhằm phá vỡ sự phát triển không cân đối về các vùng địa lý.

Thứ ba, giành cho các nhà đầu tư các ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư.

Ngoài những ưu đãi về đầu tư, chính phủ Thái Lan còn rất chú trọng đến việc hoàn thiện môi trường pháp lý như rút ngắn thời gian làm thủ tục cấp phép đầu tư, sử dụng chính phủ điện tử, tận dụng những lợi thế cạnh tranh của quốc gia như cơ sở hạ tầng, lao động…

3.1.2.2. Chính sách phát triển cụm công nghiệp thu hút FDI

Chính phủ thực hiện tự do hóa từng bước và cắt giảm thuế nhập khẩu các linh kiện ô-tô từ những năm 90 dưới hiệp định AFTA và Các Quy định về Đầu tư mậu dịch (Trade-related Investment Measures - TRIMS). Do đó, Thái Lan đã liên tục cải thiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của các cụm công nghiệp. (Corporate Social Responsibility - CSR). Điều này đã giúp cho đất nước được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản vào những năm giữa 1990s. Trong giai đoạn này, chúng ta chứng kiến gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật và sự gia nhập của các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ trong cả khu vực lắp ráp và sản xuất. Chẳng hạn vào năm 1996, General Motors (GM) đã đầu tư hơn 4 tỉ USD sản xuất ô-tô thể thao ở Thái Lan.

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển cụm ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phú ppt (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)