4.3. Một số khó khăn khi thâm nhập thị trường quốc tế
- Do sự khác biệt về văn hoá, tập tục … nên việc thâm nhập thị trường rất khó có sự chấp nhận của người tiêu dùng nước sở tại.
- Việc kiểm soát các chi nhánh được franchise cũng khó để đạt được chất lượng tương đương với chi nhánh chính thức của doanh nghiệp ở trong nước do vậy khó đảm bảo được uy tín và sự bền vững trong hoạt động.
- Vấn đề huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệm và phải thường xuyên đáp ứng các nhu cầu khác cho chi nhánh nhượng quyền nước ngoài để chi nhánh hoạt động tốt là một vấn đề phức tạp.
- Những quy định của pháp luật nước sở tại là rất kỹ, doanh nghiệp Việt Nam còn chưa hiểu về vấn đề này nên gặp nhiều khó khăn.
- Nền tảng pháp luật về nhượng quyền của Việt Nam chưa thật vững chắc nên dễ phát sinh các tranh chấp về ăn chia, về ý tưởng...
4.4. Bài học kinh nghiệm của Trung Nguyên trong hoạt động nhượng quyền
- Nhận thức mô hình franchise luôn phải được nâng cấp cho phù hợp nhất, như năm 2002 khi thấy tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền của mình không đồng bộ, Trung Nguyên đã cho mới chuyên gia người Úc sang đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo và các đại lý nhượng quyền. Trung Nguyên phải bỏ ra cả triệu đô-là Mỹ chỉ để hoàn chỉnh hệ thống bảng hiệu và củng cố lại hệ thống nhượng quyền kinh doanh.
- Trung Nguyên nhận thấy lựa chọn đối tác là rất quan trọng trong hoạt động nhượng quyền vì nếu dễ dãi trong lựa chọn đối tác thì khi muốn điều chỉnh lại nhiều mặt của cả một hệ thống sẽ rất khó khăn, nhất là với những người chủ không hiểu nhiều về luật nhượng quyền. Ngay cả việc yêu cầu các quán cà phê mua franchise đã đi vào kinh doanh trước đây phải trả phí franchise hoặc phí hàng tháng gần như không khả thi.
- Quản lý con người: Trung Nguyên nhận thấy thiếu kĩ năng làm việc và tương tác với con người là một bất lợi lớn khi thực hiện phương thức nhượng quyền. Khả năng quản lý con người rất cần thiết trong công cuộc kinh doanh, và càng quan trọng hơn trong lĩnh vực nhượng quyền đòi hỏi sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau của các thành viên tham gia. Vấn đề quản lý con người sẽ đem lại nội lực cho thương hiệu trước khi bắt đầu phát triển nó thành một hệ thống. Việc kí kết hợp đồng nhượng quyền chỉ mới là bước đầu, không phải là kết thúc của mối quan hệ.
- Muốn Franchise ra nước ngoài cần phải thuê những chuyên gia hàng đâu về lĩnh vực nhượng quyền để họ thực hiện toàn bộ hoạt động nhượng quyền, có như vậy mới tránh được những rủi ro trong nhượng quyền.
KẾT LUẬN
Qua phân tích đặc điểm và cách thức quản lý – kiểm soát loại hình kinh doanh Franchise thông qua hoạt động nhượng quyền của Công ty Cà phê Trung Nguyên, nhóm chúng tôi tổng hợp được các bài học kinh nghiệm trong hoạt động nhượng quyền như sau:
- Thứ nhất, để franchise ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu của mình bền vững trong thị trường nội địa trước, từ đó tạo tính hấp dẫn của thương hiệu đối với các đối tác nước ngoài. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung đầu tư đúng mức vào khâu xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu, để có thể thực hiện nhượng quyền thương hiệu mang tầm khu vực trong vòng 05 năm tới.
- Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam cần có có sự tham vấn của các tổ chức tư vấn nhượng quyền chuyên nghiệp để xây dựng hệ thống “bán” franchise. Các doanh nghiệp cần phải thuê các chuyên gia nước ngoài hàng đầu về lĩnh vực Franchise như Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đã làm.
- Thứ ba, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc đào tạo, xây dựng một đội ngũ nhân viên có chuyên môn trong lĩnh vực Franchise.
Những bài học kinh nghiệm trên là những yếu tố làm nền tảng giúp doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền thương hiệu phát triển thành công hệ thống nhượng quyền của mình.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Franchise, bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh – TS Lý Quý Trung – NXB Trẻ
-Mua Franchise, cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam – TS Lý Quý Trung – NXB Trẻ www.lantabrand.com www.google.com.vn www.vnn.vn www.moi.gov.vn www.massogroup.com www.nhandan.com.vn www.vneconomy.com.vn http://www.tcvn.gov.vn