và cấu trúc tối ưu của quần xã thực vật
Chúng ta biết, bất kì thảm thực vật nào cũng đều có xu hướng muốn tạo ra lượng chất hữu cơ cao nhất trong điều kiện nơi sống đó, điều này cũng chính là tạo ra hiệu quả sử dụng cao nhất về tài nguyên môi trường. Nó cũng do quá trình chọn lọc tự nhiên chi phối. Từ thực tế nghiên cứu cũng cho thấy, sản phẩm tạo ra cao nhất, hiệu quả sử dụng môi trường cao nhất tại một vùng nào đó chính là các thảm thực vật nguyên sinh.
Trên cơ sở của nguyên tắc hiệu quả cao nhất sử dụng tài nguyên môi trường, chúng ta cần xem xét về sự biến động của khối lượng thực vật, mức độ phối hợp hài hoà của các yếu tố và vai trò giá trị quần lạc khi sử dụng các tài nguyên đó, từ đó đề xuất vấn đề cấu trúc đặc trưng và thích nghi ở mức tối ưu của quần xã.
Quần xã bao gồm nhiều loài, mỗi loài có hốc sinh thái riêng, nguyên tắc của sử dụng tối đa tài nguyên môi trường được thể hiện trong cấu trúc của nó - cấu trúc đặc trưng, cấu trúc thích nghi.
Cấu trúc đặc trưng tối ưu đòi hỏi phải đạt được các yêu cầu nhất định. Thí dụ, nếu có dòng tài nguyên đi vào quần xã thì thảm thực vật phải tận dụng được ở mức tối đa (thí dụ ánh sáng), nó cho qua hay phản lại với lượng thấp nhất. Trong trường hợp có sự phối hợp hài hoà thì các nguồn tài nguyên đi vào này phải ít bị dư thừa, nghĩa là so với khả năng thu nhận nó ở mức tối thiểu và nếu có dư thừa (cho qua hay phản chiếu) thì không gây hại cho quần xã. Trong một số trường hợp, dư thừa trong khoảng thời gian nào đó về một nguồn tài nguyên nào đó, và có thể trở nên thiếu về sau này, thì nó có thể được dự trữ lại trong quần xã hoặc trong môi trường sống (thí dụ, dự trữ nước trong các cơ quan dự trữ, trong thôn, trong lớp thảm mục,...)
Cấu trúc của thảm thực vật sẽ quyết định khả năng giữ lại của các dòng tài nguyên, tất nhiên nó còn phụ thuộc các yếu tố khác, thí dụ, cường độ của dòng đi vào...
lại này nó phụ thuộc vào độ dày của lớp đó và quan trọng hơn là độ dày của lớp và đây là một định hướng thuộc về nguyên tắc tận dụng tài nguyên.
Những đặc điểm của thảm thực vật có cấu trúc đặc trưng tối ưu đã được đề cập ở trên, ở đây cần nói thêm là thành phần hoá học của nó, vì từ thành phần hoá học nó quyết định tốc độ phân huỷ để tạo ra mùn, tốc độ này xảy ra càng nhanh thì càng tốt.
Tối ưu trong cấu trúc thích nghi để có hiệu quả cao trong sử dụng môi trường cho từng loài trong quần xã, đó là sự sắp xếp các loài trong quần xã, mỗi loài phải có hốc sinh thái riêng, có hiệu suất sử dụng riêng cho từng loại tài nguyên và sự cạnh tranh giữa các loài với nhau phải ở mức tối thiểu. Sự sắp xếp các hốc sinh thái của các loài phải không trùng nhau, phải biết tận dụng sự dư thừa của nhau để nâng hiệu suất sử dụng tài nguyên lên mức cao nhất và tạo ra số lượng sản phẩm thực vật cao nhất.