THỰC HÀNH ÀI TẬP:

Một phần của tài liệu Thực tập xưởng điện (Trang 27 - 31)

BÀI TẬP:

Động cơ 3 pha không đồng bộ roto lồng sóc: z = 36 ; 2p = 4 ; q = 3 ; y = 9.

QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH Sơ đồ dây quấn:

XC C B Z A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 11 1 2 13 1 4 1 5 1 6 17 1 8 1 9 20 2 1 22 2 3 2 4 25 2 6 2 7 28 2 9 30 3 1 3 2 3 3 3 4 35 3 6 I- MÁY BIẾN ÁP

1 – Các bước chuẩn bị trước khi quấn và một số lưu ý: a. Chuẩn bị khuôn máy biến áp giữa:

Chúng ta không thể quấn trực tiếp trên lõi thép ngay được mà trước đó phải thực hiện quấn dây trên khuôn sau đó mới đóng vào mạch từ.

Khuôn máy biến áp nhằm mục đích định hình cho cuộn dây

đồng thời khuôn giúp chúng ta dễ dàng hơn trong quá trình quấn dây, xác định số vòng dây, xác định đầu ra của cuộn dây bọc lớp cách điện.

Khi lắp khuôn vào máy quấn dây cần chú ý phải đặt khuôn đúng chiều, ở trên khuôn đã có đánh số các đầu ra của cuộn dây theo thứ tự (hình vẽ ).

b. Chú ý khi quấn dây:

Khi quấn dây cần lưu ý quấn thẳng hàng và sóng hang. Với máy biến áp yêu cầu cách điện giữa các cuộn dây, mạch từ cũng như giưa các vòng của cuộn dây là rất quan trọng. Vì thế giữa phần tiếp xúc giữa lõi và lớp đầu tiên, và lớp ngoài cùng phải được cách điện bằng một lớp cách điện. Đồng thời khi quấn hết lớp này chuyển sang lớp tiếp theo thì cần lớp cách điện mỏng. Ngoài ra chỗ nào dây bị xước thì cần bọc lớp cách điện lại.

Khi quấn nửa chừng, cần đưa dây ra ngoài. Đưa dây ra ngoài phải được cách điện bằng ống gaine cách điện. Việc nối dây giữa chừng cũng phải thực hiện tương tự.

Đối với loại khuôn không có vách chặn dây, để giữa các lớp dây không bị chạy ra ngoài khuôn, phải dùng băng vải hoặc giấy chạc dây lại cả ở hai phía đầu cuộn dây, khi sắp hoàn tất việc quấn dây, phải đặt dai vải hoặc giấy để cuối cùng lồng dây qua và rút chặt băng vải cho chắc.

Khi quấn xong một lớp điện áp cần đưa đầu dây ra ngoài (khoảng 10cm ), việc xoắn và xếp các đầu dây hợp lý.

2 - Kỹ thuật quấn dây:

Trước khi quấn dây, phải vẽ sơ đồ bố trí các dây ra ở vị trí thực tế để sau khi nối mạch không bị vướng và dễ phân biệt

*Bước 1: Lắp khuôn vào máy quấn dây, boc một lớp cách điện vào lõi Bước 2: quấn dây

- Vuốt thẳng dây

- Lót cách điện các chỗ dây bị xước

- Đặt lớp giấy cách điện 0,3 mm vào trong cùng, quấn xung quanh lõi gỗ, sau đó quấn một lớp cách điện 0,1 mm , gấp mép giấy để giữ dây đồng

- Quấn dây xung quanh lõi 72 vòng đưa ra một đầu (đưa ra mức 160 V ), Sau khi quấn hết một lớp xung quanh lõi, ta lót một lớp giấy cách điện 0,1mm rồi tiếp tục quấn 60 vòng thì đưa ra đầu 110 V, lót cách điện

,quấn tiếp 36 vòng đưa ra đầu 80 V.

- Sau đó cứ 9 vòng một ta đưa đầu dây ra (đầu tinh chỉnh ).

- Khi đưa dây ra ngoài, vặn dây, lồng ống gaine cách điện, đưa ra phía đã đánh dấu, tránh nhầm vị trí dây để khi lắp vào không bị vắt dây qua gông từ.

- Dây bị xước, có mối nối cần lót cách điện 0,1 để không bị chạm dây. * Số vòng dây các mức :

220 ÷ 160 V là 60X 1,2 = 72 vòng 160 ÷ 110 V là 50X 1,2 = 60 vòng 110 ÷ 80 V là 30 X 1,2 = 36 vòng

- Các nút tinh chỉnh, mỗi nút cách nhau 9 vòng dây thực hiện cách điện rồi quấn dây trên khung gỗ. Sau đó tháo ra và đóng vào lõi thép.

Đầu ra ở mỗi nấc là 10cm.

Đầu dây cuối cùng dễ bị trượt, vì thế ta cần phải cố định lại bằng một đai giấy.

*Bước 3: Sau khi hoàn thành quấn dây ta bọc ngoài cuộn dây một lớp cách điện, sau đó lấy băng dính dán chặt lớp cách điện bên ngoài. Cẩn thậnh tháo dây ra khỏi khuôn và chuẩn bị lắp vào mạch từ.

3. Quá trình lắp và chạy máy biến áp: * Lắp máy biến áp : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi quấn dây, ta rút lõi gỗ, đút vào gông từ ( lúc này gông từ đã được tháo bỏ phần trên).

Không thể đưa ngay cuộn dây mới quấn vào trong mạch , ta phải ghép những lá thép chữ I và chữ E bằng cách lồng lần lượt 5 lá thép chữ E ngược nhau từ hai phía, khi lồng song lá thép chữ E ta mới lồng lá thép chữ I vào các khe hở giữa các lá thép chữ E tạo thành. Cuối cùng ta bắt vít cố định lõi thép. Vít phải bắt thật chặt để khi chạy bớt rung.

Vặn gông từ thật chặt.

Đấu các đầu dây vào bộ chuyển mạch. *Chạy máy biến áp :

Cạo lớp cách điện ơ các đầu ra, sau đó bắt vít các đầu vào bộ phận chuyển mạch theo đúng thứ tự. Chú ý vặn thật chặt các vít nếu không khi vặn nút ở những chỗ tiếp xúc sẽ suất hiện tia lửa điện, nguy hiểm.

4. Kết quả : + Bảng 1 :

Điện áp chuẩn(V) 220 160 110 80

Điện áp đo được(V) 210 140 100 60

Sai số tuyệt đối(V) 10 20 10 20

Sai số tuơng đối(%) 4.55% 12.50% 9.09% 25.00%

+ Bảng 2: Núm điều chỉnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Điện áp đo được(V) 210 218 222 230 240 250 260 270 280 295 310 U=U(i)-U(i-1) 8 4 8 10 10 10 10 10 15 15 5. Nhận xét:

Các điện áp đo được không đúng điện áp chuẩn cần đưa ra. Nguyên nhân sai số là:

- Do quấn sai số vòng dây

- Do Vol kế chưa chính xác

- Có nhiều mối nối, gây ra mất chính xác.

- Do mạch từ không được kín

Theo tính toán lý thuyết thì cứ 1.2 vòng ướng 1 vol như vậy 9 vòng ứng với 9/1.2=7.5 (V).

⇒ Ta có: hầu hết các mức chênh lệch điện áp giữa các nấc lớn hơn mức lý thuyết. Nguyên nhân của sự sai lệch này là:

-Số vòng dây chưa chính xác. -Do tổn hao từ thông.

-Do cấp chính xác vol kế không cao. -Do kỹ thuật quấn dây chưa chuẩn.

Một phần của tài liệu Thực tập xưởng điện (Trang 27 - 31)