HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY AN THỊNH 4.1 Đối với công ty

Một phần của tài liệu phân tích hợp đồng lao động và tranh chấp về hợp đồng lao động tại công ty tnhh giày an thịnh (Trang 25 - 27)

4.1. Đối với công ty

Những phân tích ở trên đã cho thấy nhiều góc cạnh tiêu cực mang tính thực tế liên quan đến vấn đề hợp đồng lao động của công ty An Thịnh. Vấn đề này có tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực nói chung và tập thể công nhân lao động phổ thông chiếm khoảng 95% (nguồn lao động trong công ty) nói riêng.

Để đạt được tiêu chí hoạt động “liên tục cải thiện và nâng cao

công nghệ sản xuất; coi trọng sự giáo dục và huấn luyện công nhân; tôn trọng thỏa mãn yêu cầu của khách hàng” ở trên, nó đòi

hỏi công ty phải có những cố gắng, nỗ lực nhiều trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của mình. Bởi vì, sự việc công ty để xảy ra tình trạng tranh chấp hợp đồng mang tính tập thể như tình hình vừa qua cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề chưa phù hợp trong việc ký kết hợp đồng cũng như trong phương thức giải quyết tình huống xảy ra tranh chấp.

Với những nhìn nhận mang tính khách quan, nhóm tôi se đưa ra một số góp ý, đề xuất cho công ty trong phạm vi liên quan đến hợp đồng lao động. Mục đích chủ yếu nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn quy trình ký kết hợp đồng và tránh được những tranh chấp không đáng có se xảy ra liên quan đến vấn đề này.Thông qua đó, công ty se phát triển một cách ổn định và bền vững hơn.

Thứ nhất, công ty cần thiết phải quán triệt lại bộ phận chịu

trách nhiệm soạn thảo, ký kết hợp đồng với người lao động. Trong quá trình thực hiện công việc, bộ phận này cần phải xem xét lại để nắm rõ các quy định luật pháp liên quan. Việc này nhằm khắc phục và sửa chữa nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ việc tranh chấp đã phân tích ở trên là do cách hiểu sai pháp luật từ phía công ty. Thiết nghĩ, việc khắc phục điểm này công ty hoàn toàn có thể làm được một cách chủ động.

Bên cạnh đó, vụ việc tranh chấp trên xảy ra một phần do công ty không chịu chấp hành theo sự can thiệp kịp thời của các cấp chính quyền. Trong khi đó, đó là những tổ chức có trách nhiệm “cầm cân nảy mực” và có chuyên môn trong việc xem xét những việc trên. Do vậy công ty cần phải tuân thủ những hướng dẫn, chỉ đạo từ phía các cấp chính quyền hơn nữa

Thứ hai, công ty cũng cần xem xét lại quá trình ký kết và văn

bản HĐLĐ giữa công ty và người lao động để tăng tính rõ rang, cụ thể tránh những vấn đề tranh chấp sau này. Trong bước 4 của quá trình ky kết hợp đồng, công ty nên kèm thêm một bản luật mang tính cô đọng liên quan đến hợp đồng giúp người lao động có thể hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân. Ngoài ra, trong quá trình ký kết hợp đồng, công ty se trình bày thêm chính sách của công ty liên quan đến khoảng thời gian chuyển tiếp từ nhân viên ký kết hợp đồng theo thời hạn và nhân viên ký kết hợp đồng vô thời hạn.

Cuối cùng, công ty cần phải nhìn nhận lại quan điểm của

mình trong việc xây dựng đội ngũ nhân lực trong công ty. Công ty cần xem những hợp đồng lao động không có thời hạn như một công cụ để ổn định số lượng và tâm lý của người lao động. Và yếu

tố này mới thực sự góp phần vào việc xây dựng được đội ngũ nhân sự tâm huyết với nghề. Như vậy, nó đòi hỏi công ty phải chú trọng đến những lợi ích lâu dài hơn những lợi ích trước mắt như hiện nay.

Một phần của tài liệu phân tích hợp đồng lao động và tranh chấp về hợp đồng lao động tại công ty tnhh giày an thịnh (Trang 25 - 27)