GIAI ĐOẠN TỪ 5/8/2000 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu lãi suất tín dụng ngân hàng và sự điều hành lãi suất tín dụng ngân hàng của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 37 - 40)

Quyết định số 24/ /2000 QĐ-NHNN1 ngày 2/8/2000 quy định từ ngày 5/8 cơ chế điều hành trần lãi suất sẽ được thay thế bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng VN và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Theo đó tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở:

Lãi suất cho vay = lãi suất cơ bản + biên độ dao động lãi suất cơ bản

và biên độ dao động này do Ngân hàng Nhà nước công bố Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định mức lãi suất cơ bản và biên độ như sau:

VNĐ USD

Lãi suất cơ bản 0,75%/tháng (9%/năm) SI BOR 3 tháng, 6 tháng

Biên độ đối với cho vay ngắn hạn

+ 0,3%/tháng (3,6%/năm)

+1%/năm Biên độ đối với cho vay trung,

dài hạn

+ 0,5%/tháng (6%/năm)

+ 2,5%/năm Lãi suất cho vay tối đa ngắn hạn 1,05%/tháng

(12,6%/năm)

SIBOR 3 tháng + 1%/năm

Lãi suất cho vay tối đa trung dài hạn

1,25%/tháng (15%/năm)

SIBOR 6 tháng + 2,5%/năm

(SIBOR: Lãi suất đôla Mỹ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore)

Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước đưa ra dựa trên nguyên tắc tham khảo mức lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường đối với các khách hàng có uy tín của một nhóm Ngân hàng Thương mại. Hiện nay nhóm Ngân hàng được lựa chọn bao gồm 9 Ngân hàng thương mại. Trong đó 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh, 2 Ngân hàng Thương mại cổ phần, 2 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và 1 Ngân hàng liên doanh.

Theo Quyết định số 244/2000/QĐ - NHNN1 ngày 2/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc các Ngân hàng Thương mại cung cấp thông tin tham khảo về lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

1-Ngân hàng Ngoại thương Việt nam.

2- Ngân hàng Công thương Việt nam.

3- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam.

4- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam. 5- Ngân hàng Thương mại cổ phần á Châu.

6- Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội. 7- Ngân hàng ANZ.

8- Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải. 9- Ngân hàng VIP Public.

Quyết định số 238/2000/QĐ-NHNN1 ngày 31/7/2000 về việc điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng như sau:

Điều chỉnh mức lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 0,4%/tháng.

Và theo Quyết định số 239/2000/QĐ-NHNN1 ngày 3/7/2000 về lãi suất chiết khấu mà Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng: nay điều chỉnh mức lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 0,35%/tháng.

Vận chuyển từ một cơ chế điều hành hoàn toàn mang tính chủ quan của Ngân hàng Nhà nước như trước đây sang điều hành dựa trên quan hệ cung cầu thực tế trên thị trường thông qua việc ban hành lãi suất cơ bản là một sự biến đổi lớn về bản chất. Việc chuyển sang lãi suất của ta tiến đến tự do hoá lãi suất, phát huy hết vai trò làm đòn bẩy kích thích nền kinh tế. Lãi suất cơ bản mới được đưa vào áp dụng từ ngày 5/8/2000 nên chưa thể có ngay những đánh giá về hiệu quả của nó. Tuy nhiên một điều khẳng định đó là cơ chế điều hành mới đã tạo ra một khung pháp lý về lãi suất cho vay đối với các tổ chức tín dụng giúp các Ngân hàng thương mại chủ động trong quyết định; đồng thời tránh được những vướng mắc do trần lãi suất theo quy định cũ gây ra. Vấn đề đặt ra hiện nay là Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường điều kiện xúc tác cho cơ chế mới đạt hiệu quả thúc đẩy nhanh quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất. Sau đây là một vài ý kiến để Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách lãi suất một cách hiệu quả, thực hiện được mục tiêu của mình.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu lãi suất tín dụng ngân hàng và sự điều hành lãi suất tín dụng ngân hàng của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w