0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

GIAI ĐOẠN TỪ 1/1/1996 ĐẾN NỬA ĐẦU NĂM 2000.

Một phần của tài liệu LÃI SUẤT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ SỰ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 28 -37 )

Từ tháng 1 năm 1996 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trần lãi suất cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Các NHTM được phép quy định mức lãi suất huy động trên cơ sở trần lãi suất cho vay và ấn định mức lãi suất cho vay cụ thể nhưng không được phép vượt quá trần lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 1996, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu khống chế trần lãi suất cho vay và áp dụng chênh lệch lãi suất tiền gửi – tiền vay là 0,35%/ tháng. Căn cứ vào địa bàn hoạt động , nhu cầu vốn, chi phí hoạt động khác nhau, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất có phân biệt như sau: trần lãi suất cho vay ngắn hạn là mức lãi suất thấp nhất áp cho khu vực thành thị, trần lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một chút do thời gian dài dễ gặp rủi ro , trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn do điều kiện hoạt động ở địa bàn nông thôn khó khăn hơn ở thị trấn, trần lãi suất cho vay của quỹ tín dụng đối các thành viên là trần lãi suất cho vay cao nhất do quỹ tín dụng mới lập thí điểm, quy mô nhỏ, bé, chi phí hoạt động cao.

Từ tháng 10 năm 1996, lãi suất được khống chế bởi các mức lãi suất cho vay cao nhất: 1,8%/thángđối với DNNN và 2,1%/tháng đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh.

Từ tháng 6 năm 1997, trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam được hạ xuống còn 1%/tháng để kích thích kinh tế phát triển . Các Ngân hàng thương mại đều không tán thành mức lãi suất cho vay tối đa này vì: trong điều kiện khủng hoảng tiền tệ , các nước Đông Nam á phải nâng lãi suất tiền gửi lên cao hơn các nước công nghiệp phát triển để chống lại làn sóng rút tiền gửi ra mua USD; để phòng ngừa khủng hoảng Tài chính – tiền tệ trong toàn hệ thống Ngân hàng , các NHTM trong nước phải giữ lãi suất tiền gửi cao gần như cũ đến mức mà chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi có kỳ hạn và lãi suất cho vay chỉ cò từ 0.05% đến 0.1%,

làm tăng thua lỗ trong hoạt động tín dụng của cá Ngân hàng thương mại. Khi làn sóng rút tiền gửi đã lắng xuống thì mức tỉ suất lợi nhuận của NHTM giảm mạnh.

Từ tình hình trên, ngày 21 tháng 1 năm 1998, Ngân hàng Nhà nước đã phái nâng trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam lên 1,2%/tháng đối với tín dụng ngắn hạn, 1,25%/tháng đối với tín dụng trung và dài hạn và 1,5%/tháng đối với quỹ tín dụng cho thành viên vay; đồng thời xoá bỏ quy định mức chênh lệch lãi suất tiền gửi – cho vay 0,35%/tháng khiến cho chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi được cải thiện hơn nhưng vẫn còn quá thấp, không đủ bảo đảm lợi nhuận cho các NHTM .

Đặc biệt, trong năm 1999, trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam được thay đổi liên tục theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế.

Từ ngày 1/2/1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các NHTM quốc doanh áp dụng với khách hàng khu vực thành thị từ 1,2%/tháng xuống còn 1,1%/tháng đối với tín dụng ngắn hạn và từ 1,25%.tháng xuống còn 1,15%/tháng đối với tín dụng trung và dài hạn, các tổ chức tín dụng khácvẫn thực hiện theo mức trần lãi suất cho vay như điêu chỉnh vao ngày 21 tháng 1 năm 1998.

Từ ngày 1/6/1999, Ngân hàng Nhà nước v thống nhất hai mức lãi suất tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung – hạn làm một và giảm xuống mức 1,15%/tháng. Lãi suất cho vay của hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân là 1,5%/tháng.

Từ ngày 1/8 năm 1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giảm trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam từ 1,15%/tháng xuống 1,05%/tháng và áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng cho vay ngắn, trung và dài hạn ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Riêng trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho thành viên vay vẫn giữ nguyên mức 1,5%/tháng và trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của NHTM cổ phần nông thôn giữ ở mức 1,15%/tháng như đã diều chỉnh từ ngày 1/6/1999.

Từ ngày 4/9/1999, trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các Ngân hàng thương mại quốc doanh ở khu vực thành thị tiếp tục giảm xuống mức 0,95%/tháng ; các mức lãi suất khác vẫn giữ nguyên.

Từ ngày 25/10/1999, trần lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam áp dụng ở khu vực thành thị là 0,85%/tháng ; ở khu vực nông thôn là 1%/tháng ; lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và hợp tác xã tín dụng vẫn giữ nguyên ở mức 1,5%/tháng .

Cơ sở của việc điều chỉnh lãi suất cho vay này là:

Lạm phát 7 tháng đầu năm 1999 là 1,3 - 2%, trong đó lạm phát hai tháng 1 và 2 là 3,6%, đặc biệt các tháng 3,4,5,6và 7 liên tục giảm phát ở mức –0,7%; -0,6%; - 0,3% và -0,4%. lạm phát giảm thấp, đặc biệt là liênt ục giảm phát trong năm tháng đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, sức mua của thị trường giảm sút.

Tỉ giá ngoại tệ ổn định trong nhiều tháng , đặc biệt là từ tháng 10/1998 đến nay, ngay cả việc thay đổi cơ chế điều hành tỉ giá vào tháng 2/1999 cũng không gây nên sự biến động về tỷ giá.

Về hình thành cung - cầu vốn tín dụng những tháng đầu năm 1999, tốc độ tăng số dư nợ tiền gửi sơ với dư nợ cho vay (tính đến giữa tháng 5/1999 tốc độ tưng tiền gửi là 9,3%, trong khi đó, tốc độ tăng dư nợcho vay là 5,2% so với đầu năm 1999.

Mục đích của việc gảim trần lãi suất cho vay là nhằm bảo đảm tính phù hợp giữa mặt bằng lãi suất và tình hinh lạm phát hiện nay, giảm bớt khó khăn cho người vay, thực hiện các giải pháp khuyến khích dt , phát triển nội lực, khuyến khích phát triển kinh tế , đẩy mạnh cho việc vay vốn các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế , tăng trưởng tín dụng tạo cân đối cung – cầu vốn tín dụng .

Trên thực tế,việc hạ trần lãi suất cho vay trên có đạt được những mục đích đề ra hay không và nó đã hợp lý chưa?

Có thể thấy, việc liên tiếp hạ trần lãi suất cho vay thực ra không hẳn là Ngân hàng Nhà nước đã chủ động điều hành lãi suất ở tầm vĩ mô để dịnh hướng cho việc tăng giảm khối lượng tín dụng mà chỉ chạy theo thực tế, bởi lẽ nhiều NHTM đã hạ lãi suất cho vay xuống dưới mưc 1%/tháng để thu hút khách hàng, cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khách trước khi Ngân hàng Nhà nước hạ Tài chính cho vay .

Bên cạnh đó, việc điều hành trần lãi suất cho vay cuả Ngân hàng Nhà nước còn nảy sinh một số vấn đề cần được xem xét.

Trước hết, ở nhiều nước trên thế giới, khi cần can thiệp sâu và trực tiếp vào việc điều hành lãi suất , các NHTW thường áp dụng tương quan lãi suất như sau: trần lãi suất huy động và sàn lãi suất cho vay . Cách điều hành lãi suất như vậy là nhằm bảo vệ lợi ích các NHTM , đồng thời có tác dụng răn đe, giải toả tình trạng cạnh tranh qua lãi suất . Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định ngược lại: sàn lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay ( từ tháng 1 năm 1996, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tự do hoá lãi suất tiền gửi ) Điều này có nghĩa là chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra quan tâm hơn tới việc bảo vệ lợi ích cho người gửi tiền và người vay vốn. trong cơ chế điều hành lãi suất như vậy, lợi ích của các NHTM không dược quan tâm đầy đủ. Việc Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ trần lãi suất cho vay gây ra những khókhăn cho các NHTM trong việc hạ lãi suất đầu vào dẫn đến mức chênh lệch lãi suất ngày vàng thu hẹp. Điều nàydường như đã biến các NHTM thành các Ngân hàng chính sách , cho vay dưới giá thành, bao cấp cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, vấn đề về bước đi và tiến độ thực hiện hạ trần lãi suất cho vay ,biên độ giá trần lãi suất cho vay giữa các lần khá lớn. Khoảng cách giữa các lần hạtl cho vay quá gần nhau. Điều nàylàm cho hoạt động của các NHTM chưa kịp ổn định sau khi hạ trần lãi suất lần trưcớ đã bị xáo động bởi đợt hạ trần lãi suất lần sau. Tình trạng này dẫn đến việc các NHTM rất dè dặt trong việc huy động vốn, nhất là vốn dài hạn, do sợ nếu trần lãi suất hạ tiếp thì sẽ lỗ nhiều hơn. Đồng thời, tình trạng này còn làm nảy sinhở khách hàng tâm lý chần chừ trong việc vay tiền của Ngân hàng

để chờ lãi suất cho vay hạ thấp hơn. Trên thực tế đã xuất hiện hiện tượng khách hàng vay ở Ngân hàng này với lãi suất thấp để trả nợ cũ với lãi suất cao hơn ở Ngân hàng khác. Đây là một yếu tố cản trở việc giải toả vốn ứ động trong các NHTM và hạn chế việc mở rộng vốn tín dụng .

Trong lần hạ trần lãi suất cho vay ngày 1/8/1999, do có chiếu cố đến mức độ rủi ro và chi phí hoạt động lớn của các Ngân hàng thương mại cổ phần nên Ngân hàng Nhà nước chỉ hạ trần lãi suất cho vay đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh, giữ nguên trần lãi suất cho vay áp dụng đối với các NHTM cổ phần. Đây có vẻ như một sự ưu đãi của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần.Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy, khi các NHTM quốc doanh , nhất là các Ngân hàng lớn, đã giảm lãi suất cho vay thì các NHTM cổ phần với mức cho vay ở mức cũ thì như thế khách hàng của họ sẽ chuyển sang vay vốn của các NHTM quốc doanh với lãi suất thấphơn. Kêta quả là các NHTM cổ phần sẽ mất khách hàng nếu không hạ lãi suất cho vay xuống bằng mức lãi suất của các NHTM quốc doanh .

Thứ ba, đi đôi với việc hạ trần lãi suất cho vay , một vấn đề gay cấn được đặt ra là hạ lãi suất huy động . Theo cơ chế điều hành lãi suất hiện nay, Ngân hàng Nhà nước không khống chế lãi suất huy động , cho phép các NHTM tự ấn định và không qui định chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động . Đây là một dư địa mà các NHTM có thể cùng thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.

Nhưng thực tế khá phức tạp và có nhiều vướng mắc:

Trong khi phải hạ trần lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước thì các NHTM không thể hạ ngay lãi suất huy động vì độ trễ lớn, chưa đến hạn khách hàng rút tiền ra , NHTM vẫn phải áp dụng lãi suất cũ.

Đối với các NHTM quốc doanh lớn, có uy tín cao việc hạ lãi suất đầu vào có thể diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn mà không sợ khách hàng ồ ạt rút tiền ra. Trong khi đó, các NHTM cổ phần nhỏ ít có khả năng như vậy nên buộc phải duy trì mức

lãi suất huy động cao NHTM quốc doanh để giữ khách, duy trì tiền gửi . Tốc độ hạ lãi suất huy động của các NHTM cổ phần chậm hơn nhiều so với tốc đọ hạ lãi suất cho vay . Đay là điểm bất lợi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM cổ phần .

NHTM cổ phần nhỏ có ít khả năng thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp lớn. Do đó, tỉ trọng tiền gửi thanh toán với lãi suất thấp hoặc không phải trả lãi suất trong tổng nguồn vố của các Ngân hàng không đáng kể so với các NHTM lớn có lợi thế đặc biệt . Nguồn vốn của các Ngân hàng nhỏ củ yếu là tiết kiệm của dân cư gửi vào, phải huy động với lãi suất cao.

Nguồn vốn huy động tại chỗ của cá NHTM cổ phần nông thôn còn rất hạn chế. Khu vực nông thôn chỉ có thể tự cấp được 30% nhu cầu vốn, phần còn lạiphảit hu huỷ từ thành thị về. Nếu hạ lãi suất huy động quá mạnh sẽ khó thu hút các nguồn vốn. Vì vậy, việc hạ lãi suất huy động của các NHTM cổ phần nông thôn là rất khó khăn, khả năng mở rộng qiu mô hoạt động tín dụng bị hạn chế nhiều .

Thời gian qua, nhiều Ngân hàng thương mại quốc doanh huy động vốn ho các chương trình đầu tư theo chỉ định của Nhà nước , trở thành các Ngân hàng chính sách nên những Ngân hàng này không quan tâm đếm việc hạ lãi suất huy động . Bên cạnh đó, Chính phủ huy động vốn bằng việc phát hành công trái đã đưa lãi suất huy động lên rất cao (13%/năm).Tình hình nói trên đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng hạ lãi suất đầu vào của các NHTM

Nhiều người nhận định rằng với tình trạng thiểu phát, sản xuất trì trệ, tìm kiếm lợi nhuận khó khăn như hiện nay, có thể hạ lãi suất đầu vào hơn nữa mà không ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn. Nhận định này đã sai với thực tế .Theo ông Trịnh Công Thắng – Phó tổng giám đóc Ngân hàng Công thương Việt Nam - thì trong năm 1999 Ngân hàng Công thương Việt Nam đã chủ động hạ lãi suất bốn lần trước khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất nhưng tiền gửi vẫn tăng; tám tháng đàu năm 1999, dư nợ cho vay của Ngân hàng công thương chỉ tăng 13% trong khi đó tốc độ tăng tiền gửi hơn 20%.

Tuynhiên, với những điểm như đã trình bày ở trên vẫn cần phải hết sức quan tâm đến biên độ hạ trần lãi suất nhằm đề phòng người gửi tiền rútồ ạt dẫn dến tình trạng mất khả năng chi trả của các NHTM

Thứ tư, sự ngày càng thu hẹp chênh lệch giữ lãi suất cho vay và lãi suất huy động dẫ đến nguy cơ thua lỗ với nhiều NHTM . Qua các đợt hạ trần lãi suất cho vay với biên độ lớn, các NHTM dơ những nguyên nhân như đã phânt ích ở trên không hạ được lãi suất hoạt động, đã nhanh chóng thu hẹp mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Do đo, các Ngân hàng bị đặt trước nguy cơ thua lỗ.

Do các yếu tố sau mà các NHTM ít có khả năng mở rộng biên độ chênhlệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động:

Trình độ trang bị kỹ thuật tháp, khó giảm chi phí nghiệp vụ và chi phí quản trị kinh doanh Ngân hàng , nhất là các Ngân hàng hoạt động ở khu vực nông thôn.

Các NHTM phải trả lãi cho các khoản huy động được dưa vào dự trữ bắt buộc và đựa giữ lại làm các khoản dựphòng thanh khoản không sinh lời, các NHTM vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền.

Một số NHTM đã tính thử và cho thấy rằng chỉ mới tín tổng bốn yếu tố là chi phí nghiệp vụ, dự trữ bắt buộc , dự trữ tài khoản và bảo hiểm tiền gửi đã lên tới 0.55%/tháng. Đó còn chưa kể đến nợ khoanh, nợ khó đòi và trích lập dự phòng rủi ro .

Năm 1997, khi Quốc hội quy định mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động là 0.35%/tháng (4,2%/năm) nhiều NHTM lúc đó đã gặp khó khăn. Hiện nay, mức chênh lệch này chỉ còn 0.1 đến 0.14%/tháng, thậm chí, mức chênh lệch này ở một số NHTM đã âm hoặc có nguy cơ âm. Các NHTM đều đang đứng trước nguy cơthu lỗ. Tuy nhiên, so với những khó khăn của NHTM cổ phần

Một phần của tài liệu LÃI SUẤT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ SỰ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 28 -37 )

×