* Phân loại theo công dụng:
- Thuỷ tinh tụ điện: Dùng làm điện môi cho tụ dùng trong bộ lọc cao thế, trong máy tạo xung, trong mạch dao động của các thiết bị cao tần.
- Thuỷ tinh định vị: Chế tạo các chi tiết định vị, sứ cách điện...
- Thuỷ tinh bóng đèn:Làm bóng đèn thắp sáng và nhiều loại ống điện tử khác.
- Men thuỷ tinh:Là 1 loại thuỷ tinh đục và dễ nóng chảy dùng để phủ lên mặt ngoài của nhiều loại sản phẩm.
- Thuỷ tinh có chất độn: Thuỷ tinh mica. Là những chất dẻo được ép nóng bằng thuỷ tinh và bột mica.
- Xơ thuỷ tinh:Là thuỷ tinh kéo ra thành sợi nhỏ (đường kính 4-7 micron), dài, mềm dùng để sản xuất ra vật liệu dệt.
- Sợi quang học: được làm bằng thuỷ tinh gồm 2 lớp có chiết suất khác nhau, hệ số chiết suất của lớp lõi cao hơn lớp vỏ. Đường kính mỗi sợi khoảng 0,125mm (đường kính trong của sợi quang khoảng 4m).
* Phân loại theo thành phần hoá học:
- Thuỷ tinh kiềm không chứa ôxit nặng: làm cửa kính, chai lọ.
- Thuỷ tinh kiềm có chứa ôxit nặng (BaO...): Làm kính quang học và thuỷ tinh cách điện. Các loại thuỷ tinh này có độ dẫn điện không đáng kể và tg nhỏ.
- Thuỷ tinh vô kiềm: (thuỷ tinh thạch anh thuần khiết và kể cả các loại có hàm lượng ôxit kiềm rất nhỏ) dùng vào mục đích quang học và cách điện...
6.9. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN BẰNG GỐM
Vật liệu gốm là những vật liệu vô cơ có thể dùng để sản xuất những sản phẩm bất kỳ sau đó đem nung ở nhiệt độ cao.
Nếu ta chọn thành phần cấu tạo và quá trình công nghệ chế tạo thích hợp thì gồm có độ bền cơ học cao, góc tổn thất điện môi nhỏ, hằng số điện môi rất cao, chịu nóng tốt. Gốm có độ bền hoá già vì điện và vì nhiệt cao hơn vật liệu cách điện hữu cơ. Nó không bị biến dạng khi chịu tải trọng cơ trong 1 thời gian dài.
1. Sứ cách điện: Sứ được dùng rộng rãi vào mục đích cách điện. Sứ được chế tạo từ những loại đất sét đặc biệt cùng với khoáng thạch anh SiO2 và fenspat.