1. Kết cấu:
Trong các loại vật liệu cách điện, VLCĐ hữu cơ đóng vai trò quan trọng, nó tham gia vào hầu hết cách điện của thiết bị điện.
Vật liệu hữu cơ cao phân tử có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là các hợp chất của các bon (C) với các nguyên tố khác.
Cấu trúc phân tử có ảnh hưởng chính đến những tính chất của các chất hữu cơ. Một số vật liệu cách điện hữu cơ là những chất thấp phân tử (số nguyên tử hình thành phân tử là 1 vài đến hàng trăm) VD: các hyđrôcacbon của dầu mỏ, Xôvôn. Đa số là chất cao phân tử: số lượng nguyên tử rất lớn (1 phân tử có hàng chục ngàn nguyên tử) VD: các polime
2. Phân loại:
* Theo nguồn gốc:Tự nhiên, tổng hợp và nhân tạo.
* Theo cấu trúc phân tử:
- Pôlime đường thẳng: cấu trúc phân tử hình chuỗi xích. Loại này khá mềm, co giãn tốt. Khi nhiệt độ tăng lên vừa phải thì chúng hoá dẻo sau đó nóng chảy. Chúng dễ hoà tan trong nhiều loại dung môi thích hợp, có khả năng tạo ra các sợi mảnh, dẻo và bền có thể tạo ra các sản phẩm dệt và màng mỏng.
- Pôlime không gian: cấu trúc phân tử phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Chúng chỉ hoá dẻo ở nhiệt độ cao và có khi chưa đạt tới nhiệt độ hoá dẻo thì nhiều loại đã bị phá huỷ về mặt hoá học (cháy, phồng lên...), khó hoà tan trong dung môi, có loại không thể hoà tan được. Chúng cũng không thể tạo ra sợi dệt và màng mỏng được.
* Theo tính chất nhiệt:
- Loại nhiệt dẻo: khi nhiệt độ thấp thì ở trạng thái rắn, khi bị nung nóng thì hoá dẻo và dễ biến dạng. Khi nguội đi chúng rắn trở lại và không gây nên sự biến đổi không phục hồi tính chất của chúng. Chúng dễ hoà tan trong nhiều loại dung môi thích hợp. Vật liệu nhiệt dẻo thường là các pôlime mạch thẳng
- Loại nhiệt cứng: khi bị nung nóng thì biến đổi tính chất không phục hồi được như trở nên rắn lại, không hoá dẻo và không hoà tan. Vật liệu nhiệt cứng thường là các pôlime không gian hoặc polime chuyển sang cấu trúc không gian khi bị đốt nóng.
* Theo tính hút ẩm và các tính chất điện:
- Loại có phân tử trung hoà: ít hút ẩm, tg bé, độ bền cơ học không cao.
- Loại có phân tử cực tính: tính hút ẩm nhiều hơn, tính chất điện kém hơn nhưng độ bền cơ cao hơn.
6.5. NHỰA CÁCH ĐIỆN1. Khái niệm: 1. Khái niệm:
Là tên gọi của một nhóm rất rộng các vật liệu có nguồn gốc và bản tính rất khác nhau nhưng có 1số đặc điểm rất giống nhau về bản chất hoá học cũng như 1 số tính chất vật lý chung. Ở nhiệt độ thấp thì nó cứng và giòn nhưng khi nhiệt độ tăng lên thì nó trở nên dẻo, đàn hồi. Nhựa không hòa tan trong nước, nhưng lại hòa tan trong một số dung môi.