So sánh mạng VNN với mô hình mạng MPLS, ta thấy để xây dựng mạng MPLS trên nền mạng VNN thì: các router lớp truy cập của VNN phải đóng vai trò các Edge – LSR và các router ở lớp phân phối và lớp lõi phải đóng vai trò là LSR.
Hình 6.3: Mạng VNN/ IP MPLS– Những công việc cần phải thực hiện là:
• Nâng cấp phần mềm và phần cứng cuả các router trên mạng: các router tầng truy cập phải làm việc đa chức năng, vừa định tuyến, chuyển mạch gói IP vừa làm nhiệm vụ của mạng MPLS/VPN nên các router này đòi hỏi phải có cấu hình mạnh hơn. Phần mềm trên router cũng phải là dòng phần mềm mới, hỗ trợ bổ sung tính năng VPN/MPLS ( nh dòng 12.2 của Cisco ).
• Kích hoạt các router lớp lõi và lớp phân phối của mạng VNN để chúng đòng vai trò LSR bằng các lệnh cấu hình sau:
Router#config terminal
Router(config)# mpls label protocol ldp
• Kích hoạt các router lớp truy cập của mạng VNN để chúng đóng vai trò các PE router:
Thực hiện các lệnh tơng tự nh trên để kích hoạt LDP
Ngoài ra, để kích hoạt thủ tục dịnh tuyến MP – BGP thì còn phải thực hiện các lệnh sau: (AS là số hiệu mạng)
Router(config)# router AS
Router(config router)# no bgp default ipv4 unicast– –
Các lệnh sau cho phép router PE trao đổi thông tin định tuyến MP – BGP với các PE hàng xóm khác. Trong đó, A.B.C.D là địa chỉ của các PE hàng xóm:
Router#config terminal
Router(config)#address-family vpnv4
Router(config-router)#neighbor A.B.C.D activate Router(config-router)#neighbor A.B.C.D send- community extended
Router(config-router)#exit-address-family
Định nghĩa MTU: vì phần lớn các thiết bị trên mạng chỉ cho phép gói tin có kích thớc tối đa 1500 byte đi qua, các gói lớn hơn sẽ bị loại bỏ. Khi triển khai VPN/MPLS , kích thớc gói tin có thể tăng thêm tới 16 byte, do vậy ta phải cấu hình để thiết bị hỗ trợ MTU>=1516 byte:
Router#config terminal
Router(config)#interface NAME PORT
Router(config-interface)#tag-switching mtu 1516