Giải pháp về phía các Ngân hàng:

Một phần của tài liệu phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của vamc (Trang 28 - 30)

4. Kết luận và giải pháp:

4.2 Giải pháp về phía các Ngân hàng:

* Ngân hàng thương mại :

+ Tuân thủ chặt chẽ các quy định về trích lập dự phòng.

+ Gấp rút tái cơ cấu lại các khoản nợ đối với nhóm khách hàng có năng lực kinh doanh tốt nhưng gặp khó khăn tạm thời hoặc thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của DN phá sản.

+ Thực hiện các biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho DN khách nợ, giá trị chiết khấu do ngân hàng và DN thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho DN nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, ngân hàng tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này.

+ Một hướng đi mới trong việc xử lý nợ xấu là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN, đây là hoạt động khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có DATC đã thực hiện thành công hoạt động này. Sau khi mua nợ từ các chủ nợ, DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của DN để chuyển nợ thành vốn góp (riêng đối với DNNN thực hiện cổ phần hoá thì DATC phải tham gia đấu giá cổ phần theo quy định). Sau khi trở thành cổ đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ DN kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành DN hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động của DN sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC. Các DN đã được DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, đã trả hết nợ ngân sách, nợ bảo

MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2

hiểm xã hội, trả gần hết nợ cho DATC, đặc biệt một số đơn vị đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 30%.

+ Khi được tái cấp vốn ngân hàng phải sử dụng vốn tái cấp đúng mục đích, cho vay, đầu tư vào các khách hàng tiềm năng tránh cho vay đảo nợ hoặc cho vay các khách hàng không có khả năng phục hồi.

+ Minh bạch và hợp tác chặt chẽ với VAMC trong công tác xử lý nợ xấu.

*Ngân hàng Nhà nước:

+ Là đầu tàu trong việc thúc đẩy xử lý nợ xấu trong nền kinh tế, Ngân hàng Nhà Nước cần hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trong việc giải quyết nợ xấu.

+ Công khai, minh bạch trong quản lý giám sát, tránh tiêu cực trong nghiệp vụ tái cấp vốn.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, bộ ngành có liên quan. + Công tác xử lý nợ xấu phải theo lộ trình đồng thời phải kiên trì và quyết liệt mới có thể xử lý triệt để.

+ Trong cơ chế giám sát nếu lỏng lẻo sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho hệ thống ngân hàng và cho cả nền kinh tế.

+ Tiếp tục công tác hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng; tiếp tục triển khai lành mạnh hóa tài chính của các tổ chức tín dụng, bao gồm xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ.

+ Triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị; hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; hoàn thành cơ cấu lại các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.

+ Thành lập ban thanh tra, giám sát độc lập kiểm tra hoạt động VAMC, TCTD và các khách hàng bán nợ.

MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2

Một phần của tài liệu phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của vamc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)