Giải pháp về phía VAMC:

Một phần của tài liệu phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của vamc (Trang 27 - 28)

4. Kết luận và giải pháp:

4.1Giải pháp về phía VAMC:

Một là,chốt lại mục đích chính nhất của VAMC là gì? Vì với một số vốn

nhỏ 500 tỷ đồng mà vừa muốn xử lý nợ xấu , vừa muốn tái cơ cấu doanh nghiệp thì giống như một chân hai thuyền. Với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng chủ yếu để duy trì hoạt động của mình, để giải cứu được số nợ xấu bằng giải pháp mua theo giá thị trường có lẽ số vốn VAMC cần phải lên đến hàng trăm nghìn tỷ nhưng điều này đã không được Quốc hội chấp nhận

Hai là, có nguồn vốn thích hợp và ban quản lý chuyên nghiệp và nguồn

nhân lực có trình độ chuyên môn.Việc mua theo giá thị trường cần quá trình đánh

giá tài sản phức tạp và mất nhiều thời gian cũng như nguồn lực và sự đồng thuận của tổ chức bán nợ, kể cả tất cả điều này diễn ra một cách thuận lợi thì VAMC cũng không thể mua được vì không có vốn, tất cả vốn điều lệ của VAMC chỉ là 500 tỷ đồng, trong khi số nợ xấu lên đến hàng trăm nghìn tỷ. Xử lý và tái cơ cấu nợ xấu đòi hỏi phải có lượng nhân sự giàu kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn, chịu trách nhiệm cao bởi khối lượng tài sản xử lý lên đến hàng nghìn tỷ, phải có đãi ngộ tương xứng với đóng góp của họ. Điều này xem ra khó khả thi bởi VAMC là một công ty nhà nước với cơ chế lương thưởng, khuyến khích đã được đóng khung, đến hiện tại ngoài bộ khung lãnh đạo VAMC được công bố, các vị trí khác VAMC vẫn đang tuyển.

Ba là, sự độc lập chính trị của VAMC, đây là điều rất khó khả thi vì

VAMC sẽ chịu nhiều áp lực từ các nhóm lợi ích khác nhau.Một phần nợ xấu rất

lớn chiếm 70% tổng mức nợ xấu trong nền kinh tế tập trung ở các Doanh nghiệp nhà nước khoản nợ này đã làm điêu đứng rất nhiều ngân hàng buộc họ phải sát nhập hay bị thâu tóm để tránh nguy cơ phá sản.Với khoản nợ rất lớn như vậy nhưng tài sản đảm bảo không có, hoặc rất khó xử lý, nếu theo khoản 1, điều 8 của Nghị định 53 thì các khoản nợ của các tập đoàn này chắc chắn không được VAMC mua. Tuy nhiên, theo khoản 3 của điều này thì Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Công ty Quản lý tài sản mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện, điều này cho thấy một ngoại lệ hay một kẽ hở rất lớn trong nghị định này.Không

MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÓM 2- CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 2

có gì đảm bảo rằng Chính phủ không sử dụng VAMC như một công cụ bơm tiền gián tiếp cho các tập đoàn nhà nước này với các lý do thuyết phục như cứu Vinashin, Vinalines là cứu nền kinh tế, chỉ khi các tập đoàn nhà nước khỏe mạnh thì nền kinh tế mới khỏe mạnh. Điều này nhiều khi không giải quyết được vấn đề nợ xấu cốt lõi là do tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả mà nó còn gia tăng nợ xấu cũng như lạm phát.

Một phần của tài liệu phân tích động cơ các bên tham gia giải quyết nợ xấu theo cơ chế mua bán nợ của vamc (Trang 27 - 28)