Phấn hoa thu được từ các bao phấn của cây bốđược đưa vào nhụy hoa của cây mẹ. Nhụy hoa này được cách ly với tất cả các nguồn phấn hoa khác. Hạt phấn nảy mầm trên nhụy rồi mọc trong ống nhụy vào đến noãn (buồng trứng) và khi đó xảy ra thụ tinh, hình thành hợp tử phát triển thành hạt.
27
2.2.4.1. Kỹ thuật khử đực và cách ly
Theo Muncur (1995) thời gian lý tưởng cho việc khử đực là khi nắp nụ hoa đã chuyển hẳn từ màu xanh sang màu vàng hoặc vàng nhạt. Một cách kiểm tra tốt về mức độ hoa đã sẵn sàng cho việc khử đực là xem nắp có dễ dàng bong ra khi cạy nó bằng móng tay cái hay không. Khử đực ở giai đoạn sớm sẽ làm cho tỷ lệ đậu quả thấp. Ở giai đoạn nụ phát triển đầy đủ, vết sẹo giữa nắp nụ với đế hoa có thể được nhìn thấy rất rõ. Đặc biệt cần lưu ý xác định đúng vị trí nối giữa nắp với đế hoa vì nếu cắt quá thấp sẽ cắt cả vào phần đế hoa thì sẽ dẫn đến chết nụ.
Công cụ dùng khử đực là dao lưỡi cong hoặc kéo cắt qua vết sẹo giữa nắp với đế hoa. Vết cắt vòng tròn đủ để tách được nắp, không được quá sâu. Ống nhụy có thể bị hỏng nếu cắt quá sâu. Khử đực hay loại bỏ các bao phấn bằng cách dùng panh và phải bảo đảm không làm tổn hại đến nhụy.
Mỗi nụ hoa sau khi đã khử đực, được cách ly với các nguồn phấn hoa không mong muốn. Phương pháp thông thường là bọc các cành và nụ hoa đã khửđực bằng một túi bảo vệ. Trước khi đặt các cành vào trong túi, loại bỏ một số lá để tránh tăng độ ẩm bên trong túi. Không được loại bỏ hết các lá nuôi dưỡng cụm hoa vì như thế sẽ làm giảm nguồn cung cấp carbohydrate. Nếu nụ hoa ở xa đầu cành (tức là ở gần gốc cành), có thể bọc bằng một túi cách ly kiểu ống tay áo và không cần phải loại bỏ tán lá. Các túi kiểu ống tay áo có thể được tạo thành bằng cách cắt bỏ đáy túi.
Sau khi khử đực xong, dùng vải bông quấn xung quanh cành ở vị trí đầu túi cách ly và túi cách ly được buộc kín lại. Vải bông quấn quanh cành làm cho kiến và côn trùng khác không thể chui vào, mang phấn hoa từ các nguồn khác đến và gây ô nhiễm nhụy. Tiếp theo, những cành đã
28
được thụ phấn phải được dán nhãn rõ ràng, tốt nhất nhãn được làm bằng một thẻ nhôm mỏng (vì các thẻ sẽđược treo trên cây trong một thời gian dài - khoảng 12 tháng). Mỗi cành nên có hai nhãn vì gió có thể làm rơi rụng mất nhãn.
2.2.4.2. Quệt phấn
Sau khi khử đực được từ 3 - 7 ngày, tháo bỏ các túi cách ly và kiểm tra nhụy hoa. Dấu hiệu khi có thể tiếp nhận phấn, nhụy hoa thường phồng lên và có ánh sáng bóng, ẩm và dính. Nếu không quan sát thấy các dấu hiệu như vậy, thì ghi lại ngày quan sát và bọc lại nhụy hoa bằng túi cách ly mới.
Việc quệt phấn được làm ngay khi thấy nhụy có thể tiếp nhận phấn. Có thể dùng bút lông nhỏ, bông tai hoặc nắp cao su của các lọ đựng phấn làm công cụ quệt phấn. Việc quệt phấn này được lặp lại một lần nữa trong 2-3 ngày tiếp theo. Đôi khi phải quệt phấn lần thứ ba nếu có nghi ngờ nhụy chưa tiếp nhận được phấn ở những lần trước.
Kỹ thuật viên phải rửa sạch tay bằng cồn giữa những lần thụ phấn để đảm bảo không xảy ra hiện tượng thụ phấn bằng nguồn phấn không mong muốn. Cách tốt nhất là dùng riêng một bút lông cho mỗi cặp lai để tránh mọi cơ hội dẫn đến thụ phấn không mong muốn.
2.2.4.3. Gỡ túi cách ly
Túi cách ly được duy trì từ khi khử đực cho đến khi quá trình thụ tinh hoàn tất. Khi hoàn thành thụ tinh các vòi nhụy thường chuyển màu hơi hồng đỏ và nhụy khô. Một khi nhụy đã khô sẽ không có cơ hội tiếp tục thụ tinh, lúc đó mới được phép loại bỏ các túi cách ly. Việc chậm chễ gỡ bao cách ly có thể làm tăng tổn thương cho nhụy hoa bởi nhiệt độ bên trong túi cao và gió có thể làm vỏ túi cách ly cọ sát nhụy.
29
Tóm lại xác định kỹ thuật thụ phấn hoa Bạch đàn gồm các bước: Bước 1. Chọn cành. Loại bỏ quả cũ, hoa và nụ hoa còn non. Hủy bỏ lá không cần thiết. Treo nhãn cành cây bằng các nhãn kim loại.
Bước 2. Khửđực nụ hoa. Bước 3. Bao cách ly cành lai.
Bước 4. Từ 2-3 ngày tiến hành kiểm tra hoa một lần.
Bước 5. Khi nhụy hoa tiếp nhận thì thụ phấn hoa bằng bút lông hoặc nắp lọ phấn. Thay thế túi. Ghi lại sự kiện.
Bước 6. Lặp lại việc thụ phấn hoa sau 2-3 ngày.
30
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ