Kỹ thuật thu phấn và bảo quản hạt phấn

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn lọc lai tạo giống bạch đàn có năng xuất gỗ cao (Trang 25 - 31)

Hoa Bạch đàn thuộc nhóm hoa lưỡng tính, có chứa cả bộ phận đực và cái trên cùng một hoa (Hình 2.7). Trên mỗi bông hoa riêng lẻ, bao phấn là bộ phận chín trước và nhụy hoa chín sau, có nghĩa là phấn hoa trổ trước khi nhụy có thể tiếp nhận được hạt phấn và vì thế tránh được tự thụ phấn cùng hoa. Trong mùa ra hoa, hoa nở trong suốt một thời gian dài.

Thời gian mỗi bông hoa Bạch đàn nâu (E.urophylla) tung phấn được xác định kéo dài từ 1-2 ngày, bắt đầu từ khi nắp đậy có màu vàng và rụng khỏi đế hoa, khi đó hầu như mọi chỉ nhị mang đầy đủ các bao phấn đã nở rộ và tung hạt phấn của chúng ra xung quanh.

21

Thu phấn để lai giống cần phải đảm bảo phấn hoa không bị pha tạp với các nguồn phấn hoa khác, vì thế các nụ hoa cần phải được thu gom ngay trước khi nắp nụ hoa mở hoàn toàn. Sự thay đổi màu sắc của nắp nụ là chỉ thị rất hữu ích, nó cho biết nắp sắp rụng hay chưa, nếu nắp hoa đã chuyển từ màu xanh sang hẳn màu vàng có nghĩa là nắp sắp rụng.

Hình 2. 7. Bông hoa Bch đàn nâu (Nhy hoa gia; Nh hoa xung quanh)

Khi lấy những bông hoa ở giai đoạn chưa nở đầy đủ thì cắt cả cành nhỏ để trong một xô nước, loại bỏ hết các lá để giảm thoát hơi nước, rồi bao lại bằng túi ni lông và để qua đêm trong phòng thí nghiệm. Sáng hôm sau, khi nụ hoa nở hoàn toàn thì thu hoạch và đặt bông hoa trong các bình hút ẩm kín khí. Áp dụng phương pháp này, đề tài đã thu hoạch được hoa trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày (Hình 2.8 và 2.9). Kết quả kiểm đếm cho thấy có khoảng gần 45 - 50% số nụ của mỗi cành nở thành hoa.

Nhụy hoa Nhị hoa

22

23

Hình 2. 9. M túi ni lông và ct nhng bông hoa đã n

Đặt các nụ hoa đã thu hái trên mảnh giấy và để trong bình hút ẩm kín khí (Hình 2.10). Phần đáy của bình hút ẩm được đổ đầy bằng silica gel để hỗ trợ quá trình làm khô phấn hoa. Khi hoa hết ẩm (thường mất từ 1 đến 3 ngày) và bao phấn mở tung, nhẹ nhàng chà từng bông hoa trên

24

một lưới sàng có lỗ từ 1- 3mm để gạt bao phấn. Sau đó rây trên lưới sàng có lỗ 0,075mm để thu nhận các hạt phấn. Với những bông hoa lớn chỉ cần gõ hoa một cách nhẹ nhàng để phấn hoa rơi lên một mảnh nhôm mỏng.

Áp dụng các kỹ thuật nói trên, năm 2010 đã thu được khoảng 5 - 6mg phấn hoa của giống Bạch đàn PN2. Hạt phấn hoa đã được đặt trong một lọ thủy tinh nhỏ, đóng nắp, dán nhãn và được lưu trữở nhiệt độ thấp hơn 00C.

Hình 2. 10. Đặt các bông hoa vào bình hút m kín khí

Sau khi thu hái và trước khi lưu trữ, khả năng tồn tại của hạt phấn cần được kiểm tra càng sớm càng tốt. Kiểm nghiệm này cũng nên được tiến hành trước khi phấn hoa được sử dụng cho việc thụ phấn, nhất là khi phấn hoa đã được lưu trữ, bảo quản trong một số tháng.

25

Có nhiều phương pháp thử nghiệm khả năng nảy mầm phấn hoa. Trong phạm vi đề tài đã sử dụng phương pháp đơn giản của Muncur để kiểm tra, nội dung như sau: Đựng phấn hoa trong một lọ thủy tinh nắp nhỏđã được tiệt trùng. Chuẩn bị môi trường kiểm nghiệm gồm có đường sucarose 30%, 150ppm axit boric và nước cất. Nhỏ 3 - 4 giọt (đủđể phủ kín các hạt phấn) môi trường thử vào lọ đựng phấn. Đặt lọ đó trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ phòng từ 20 - 270C. Sau 2 - 3 ngày, lấy lọ ra và dùng pipet đong 1ml chất lỏng có chứa cả môi trường nảy mầm và phấn hoa. Thả trên lam kính hiển vi và xem ở độ phóng đại 160 lần để đếm hạt phấn nảy mầm, không nảy mầm và tính toán tỷ lệ nảy mầm.

Bảng 2. 3. Tỷ lệ hạt phấn Bạch đàn nâu nảy mầm Thời gian bảo quản

(ngày)

Nhiệt độ bảo quản (0C) Tỷ lệ hạt phấn nảy mầm (%) 3 22-27 59 2 22-27 75 1 22-27 85 35 20-25 0

Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, khi bảo quản hạt phấn ở nhiệt độ từ 22 - 270C, tỷ lệ hạt phấn nảy mầm biến động trong phạm vi từ 59 - 85% và giảm nhanh chóng khi kéo dài thời gian bảo quản từ 1 lên 3 ngày. Bảo quản hạt phấn ở mức nhiệt độ 20 - 250C và kéo dài trong 35 ngày thì 100% số hạt phấn đều mất sức nảy mầm. Như vậy có thể thấy rằng trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 270C khả năng bảo quản được hạt phấn Bạch đàn nâu (Eucalyptus urophylla) rất thấp, vì vậy khi tiến hành lai giống

26

nên sử dụng hạt phấn càng sớm càng tốt, tốt hơn là sử dụng ngay khi thu hái được.

Từ những số liệu thực nghiệm của đề tài, kết hợp với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường và Muncur có thể đưa ra kỹ thuật của các bước thu hái phấn hoa Bạch đàn nâu (Eucalyptus urophylla) cơ bản như sau:

Bước 1. Thu thập các nụ có nắp đậy màu vàng và đang tách ra: Dùng dao hoặc kéo cắt lấy cành, cắt bỏ hết lá. Bọc kín cành trong túi ni lông và cắm vào xô nước.

Bước 2. Mỗi ngày kiểm tra các cành hoa cắm trong xô nước và thu hái những bông hoa đã nở rộ. Đặt các bông hoa đó trong hộp kín khí với silica gel để làm khô trong thời gian từ 1 - 3 ngày.

Bước 3. Trà nhẹ những bông hoa đã hết ẩm trên lưới sàng để lấy phấn. Đánh dấu và ghi nhãn lọ đựng phấn. Lưu trữ và bảo quản hạt phấn ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 00C.

Bước 4. Kiểm tra khả năng nảy mầm phấn hoa bằng môi trường gồm đường sucarose 30% + 150ppm axit boric.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chọn lọc lai tạo giống bạch đàn có năng xuất gỗ cao (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)