III. Đánh giá về chính sách cổ tức của các công ty niêmyết trên thị trường chứng khoán
3. Một số hạn chế trong chính sách cổ tức của các công ty niêm yết
3.1. Mức chi trả cổ tức bằng tiền duy trì ở mức cao
Đa phần các công ty niêm yết hoạt động hiệu quả đều có chính sách cổ tức bằng tiền mặt khá cao trong những năm đầu niêm yết , phổ biến từ 12% - 30% vốn điều lệ, chiếm khoảng từ 30% - 80% của lợi nhuận sau thuế. Các công ty có xu hướng giảm mức chi trả cổ bằng tiền, tuy nhiên xu thế này còn yếu nên mức trung bình trên thị trường vẫn ở mức cao. Với mức chi trả như vậy, các công ty duy trì mức chi trả ngang với mức của thị trường có khả năng mất nguồn tài trợ từ lợi nhuận để lại.
Biểu đồ : so sánh cổ tức bằng tiền và EPS của một số công ty niêm yết
Tỷ lệ cổ tức bằng tiền và EPS của các công ty niêm yết phổ biến ở mức 50% - 70%. Cá biệt có TRI sử dụng nguồn lợi nhuận để lại để chia cổ tức. Một xu thế sử dụng nguồn tài trợ đã hình thành trong các công ty đạt kết quả kinh doanh tốt, tỷ số EPS cao như GMD, REE, SAM...Các công ty này cũng là các công ty huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu.
Mặt hạn chế ở đây là mức chi trả cổ tức tính theo mệnh giá của các công ty khá cao dao động từ 1.500 đồng/cổ phiếu đến 1.600 đồng/cổ phiếu. Một số công ty có mức chi trả cao nhưng tỷ lệ cổ tức bằng tiền với EPS ở mức trung bình như DHA, HAP, HAS...
Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển thì mức cổ tức nói trên đã làm cho các cổ đông tăng lòng tin va sự phấn khởi vào Ban quản lý, cổ phiếu có tính thanh khoản cao và đi kèm với việc gia tăng giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao lại có những hạn chế :
+ Vốn tích luỹ bị giảm và về mặt tương đối do dùng lượng tiền mặt để phân phối cho các cổ đông
+ Tốc độ tăng đầu tư các dự án mới sẽ bị ảnh hưởng (về số lượng dự án cần triển khai ngay)
+ có thể tăng các khoản vay ngân hàng và như vậy tổng tiền lãi vay phải trả tăng lên, làm giảm lợi nhuận sau thuế.
+ Có thể tăng rủi ro trong dự án đầu tư mới khi tỷ trọng tiền vay ở mức lớn +Làm giảm việc tích luỹ nguồn vốn lưu động
+ Doanh nghiệp càng lớn thì tổng số tiền thanh toán cổ tức càng lớn, hiện số doanh nghiệp hàng năm thanh toán cổ tức trên 50 tỷ đồng/năm ngày càng tăng lên, đây là số tiền không nhỏ nếu như có biện pháp thích hợp để chuyển lượng vốn này tái đầu tư thì sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang phát triển như hiện nay thì việc chi trả cổ tức bằng tiền ở mức cao sẽ còn ít ý nghĩa với các cổ đông và các nhà đầu tư :
+ Khi thị giá cổ phiếu trên thị trường chính thức và OTC được xác lập ở mặt bằng mới cao hơn và thanh khoản hơn trước nhiều thi mức cổ tức trên giá thị trường của cổ phiếu giảm xuống nhiều,chỉ dao động từ 1% - 4%.Tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn hăng hái mua, động cơ mua ít nhằm tới mục tiêu lấy cổ tức, mà mục tiêu chính là hưởng chênh lệch giá mua – giá bán.
+ Có thể khẳng định TTCK VN đã thực sự là một thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế, khi xu hướng đầu tư chứng khoán đa phầ là theo tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp chứ không theo mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Tốc độ tăng càng nhanh và càng bền vững thì giá cổ phiếu càng cao. Để đạt được mục đích này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều dự án đầu tư mở rộng sản xuất, như vậy cần phải huy động mọi nguồn vốn có thể, trong đó có việc giảm tỷ lệ thanh toán cổ tức bằng tiền.