3. Nhận xét, đánh giá chuẩn mực ở một số góc độ khác
CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ
TOÁN VIỆT NAM SỐ 15
Để phục vụ tốt cho công tác hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp Việt Nam theo xu hướng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này phải ngày càng được hoàn thịên cho phù hợp với điều kiện trong và ngoài nước. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay phải được tiếp tục hoàn thiện và phát triển theo hướng: tiếp tục rà soát hoàn thiện nội dung chuẩn mực; bổ xung những điểm chưa hài hoà với chuẩn mực đã được ban hành trước đó; cập nhật những thay đổi mới nhất trong nội dung của IFRS hiện nay; nghiên cứu quy định cho việc cho việc áp dụng Chuẩn mực kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo một số chuẩn mực cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam; thận trọng trong việc soạn thảo và ban hành những chuẩn mực khó, cần phải tiến hành từng bước trong một thời gian nhất định. Theo hướng hoàn thiện chung của VAS, cùng với những hạn chế của VAS 15 đã trình bày trong chương II, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa VAS 15.
Trong mục 03 - VAS 15 cần thích rõ hơn khái niệm của một số thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực này như: "nhà thầu", "khách hàng", "kết quả của Hợp đồng xây dựng ".
• Nhà thầu: là doanh nghiệp, tổ chức …có đủ năng lực đứng ra nhận thực hiện Hợp đồng, bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, thời hạn như đã cam kết.
• Khách hàng (hay Chủ đầu tư) là tổ chức, cá nhân thuê các doanh nghiệp, công ty xây dựng thực hiện các công trình cho mình theo đúng các thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng xây dựng đã lập.
• Kết quả của Hợp đồng xây dựng là phần lợi nhuận mà nhà thầu nhận được sau khi hoàn thành bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
của HĐXD thu HĐXD của HĐXD (CF bán hàng + CF quản lý doanh nghiệp) phân bổ cho
HĐ
Cũng trong mục 03, phần "Hợp đồng xây dựng với giá cố định", cần bổ xung thêm: "Trong trường hợp khi giá cả tăng lên hoặc giảm xuống, mức giá đó có thể thay đổi…" thay vì "Trong trường hợp khi giá cả tăng lên, mức giá đó có thể thay đổi…"
Trong mục 18, khoản a), cần nói rõ: Chi phí bảo hiểm được nói đến ở đây là bảo hiểm cho toàn bộ người lao động và thiết bị tham gia thi công công trình. Đó là phần bảo hiểm mà nhà thầu phải mua, phân biệt với bảo hiểm cho công trình - là phần bảo hiểm mà chủ đầu tư phải mua theo Luật xây dựng.
Trong mục 17, nên phân loại chi phí liên quan trực tiếp đến Hợp đồng xây dựng thành 4 loại chi phí cụ thể là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sử dụng máy thi công; và các chi phí trực tiếp khác. Vì trong thực tế hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp xây lắp, và trong thông tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 cũng hướng dẫn cách hạch toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành 4 loại chi phí cụ thể như trên.
Trong mục 21, cần giải thích rõ hơn thời điểm "kết thúc Hợp đồng" là lúc nào? Đó là lúc công trình hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư, không phải là lúc nhà thầu hoàn tất công tác xây dựng và hoàn thiện công trình.
Nội dung của mục 35 và mục 22 là giống nhau. Người đọc có thể suy luận ra được mục 35 từ mục 22 và các mục trước đó. Do vậy không cần thiết phải trình bày mục 35, tránh rườm rà những yếu tố không cần thiết.
Như đã trình bày trong chương II, mục 28 và 29 của VAS 15 khác với mục 28 và 29 của IAS 11. Theo tôi trong phần này VAS 15 nên được sửa đổi theo IAS 11, điều này phù hợp với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam và cũng hướng tới mục đích hội nhập với kinh tế quốc tế.
VAS 15 cũng nên có thêm phần phụ lục giống như IAS 11. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của chuẩn mực này có thể áp dụng chuẩn mực ngay kể từ ngày nó có hiệu lực thi hành. Tránh tình trạng chuẩn mực ban ra đã có hiệu lực thi hành mà vẫn chưa được áp dụng, nó chỉ được áp dụng khi có thông tư hướng dẫn cụ thể, mà thông thường thì sau khi chuẩn mực được ban hành thì rất lâu sau thông tư hướng dẫn mới ra đời.
Muốn hoàn thiện chuẩn mực thì trước hết cơ chế xây dựng chuẩn mực phải được hoàn thiện. Việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam phải dựa trên kinh nghiệm xây dựng chuẩn mực kế toán của thế giới. Cơ chế này thể hiện rõ nhất ở tổ chức thiết lập chuẩn mực kế toán. Tổ chức thiết lập chuẩn mực kế toán Quốc tế gồm: Tổ chức uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCF), Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng cố vấn chuẩn mực (SAC), Hội đồng hướng dẫn báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC). So với thế giới, Việt Nam vẫn chưa có được tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam một cách thực sự chuyên nghiệp và quốc tế hoá. Tại Việt Nam, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Luật kế toán, Bộ tài chính có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán. Các chuẩn mực kế toán được nghiên cứu, soạn thảo bởi Ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Ban chỉ đạo gồm 13 thành viên đến từ các cơ quan thuộc Bộ tài chính và có bổ sung thêm các thành viên từ các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam. Vụ chế độ kế toán là đơn vị thường trực của các ban chỉ đạo và các tổ soạn thảo chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và hoàn chỉnh trình Bộ ký ban hành.
Hội đồng Quốc gia về kế toán thuộc Bộ tài chính có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ tài chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn đề khác liên quan đến kế toán, kiểm toán.
Cơ cấu tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam cho thấy sự phù hợp của cơ chế hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đối với môi trường chính trị và pháp lý của Việt Nam hiện nay. Để đảm bảo tiến độ xây dựng và nội dung phù
hợp với những yêu cầu của nền kinh tế Việt Nam và thế giới trong hiện tại và tương lai gần, trước mắt cần xây dựng Uỷ ban chuẩn mực kế toán Việt Nam nhằm chuyên trách soạn thảo các chuẩn mực kế toán để trình Bộ tài chính ban hành. Uỷ ban chuẩn mực kế toán phải bao gồm các thành viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao từ các khu vực kiểm toán, người lập, người sử dụng, các trường đại học, Hội kế toán Việt Nam và Bộ tài chính. Để thực hiện được mục tiêu trên thì Uỷ ban chuẩn mực kế toán Việt Nam nên thành lập thêm 4 tổ chức:
Ban tư vấn chuẩn mực kế toán: Ban này có trách nhiệm lập các chiến lược, kế hoạch, biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán và kiểm toán. Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán: Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu,
xây dựng và soạn thảo các chuẩn mực kế toán để đệ trình lên Uỷ ban chuẩn mực kế toán.
Ban hướng dẫn chuẩn mực kế toán: có trách nhiệm ban hành các hướng dẫn đối với các chuẩn mực kế toán.
Ban kiểm tra: có trách nhiệm tham gia giám định và xử lý các tranh chấp về kế toán, kiểm toán.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc hoàn thiện VAS 15 nói riêng và VAS nói chung để ngày càng hoà hợp, thống nhất với IAS, với các quy định của luật pháp, của các Bộ, ngành khác, thích hợp với môi trường chính trị và điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tạo ra một khung pháp lý vững chãi và an toàn cho hoạt động kế toán Hợp đồng xây dựng.
KẾT LUẬN
Theo nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kế toán đã đề cập ở trên, ta thấy việc xây dựng một chuẩn mực mới không hề đơn giản. Để duy trì được giá trị và ý
nghĩa của chuẩn mực đối với công tác hạch toán kế toán thì nó phải được sửa đổi kịp thời và phù hợp với những thay đổi của các yếu tố là cơ sở để xây dựng nó như: môi trường chính trị, luật pháp, các quy định liên quan của các Bộ ngành khác, xu hướng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội…
Nhiều chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của Kinh tế Việt Nam, tuy nhiên phản ứng tiếp nhận của các đối tượng sử dụng khác nhau đôi khi là khác nhau. Các vấn đề kinh tế thường có sự liên quan với nhau, do đó sự thay đổi của chuẩn mực kế toán ở lĩnh vực này có thể làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán trong lĩnh vực khác. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được chuẩn mực áp dụng riêng cho một số đối tượng nhất định nhưng phải thống nhất trong cách vận dụng của những đối tượng khác. Việc xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán đòi hỏi phải thường xuyên và cập nhật với sự tham gia của nhiều đối tương sử dụng khác nhau.
Tôi thực hiện đề án này với mong muốn được đóng góp kiến nhỏ bé của mình dưới góc độ nghiên cứu lý luận môn học chuyên ngành kế toán, nhằm hoàn thiện hơn nữa chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 – Hợp đồng xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp xây lắp trong công tác tổ chức hạch toán kế toán. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Lời đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đề án này.
Mặc dù cá nhân tôi đã hết sức cố gắng, nhưng do trình độ và những yếu tố hạn chế khác, đề án này chắc hẳn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn, để đề án này hoàn chỉnh hơn và có ý nghĩa thực tế cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!