của ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhân tố khách quan:
- Hệ thống pháp lý, các chủ trương chắnh sách của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thẻ.
Các chắnh sách, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh thẻ không chỉ tác động đến định hướng phát triển của thị trường thẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật thiết lập duy trì hành lang pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh thẻ. Quy định càng rõ ràng, càng chặt chẽ phù hợp với điều kiện thực tế càng hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ của ngân hàng. Về bản chất, khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ tắn dụng cho khách hàng tức là ngân hàng đã chấp thuận cho khách hàng vay tiền của ngân
hàng. Cho nên quá trình thẩm định phát hành thẻ cũng chắnh là quá trình thẩm định cho vay của ngân hàng. Một chủ trương tăng trưởng tắn dụng, nới lỏng các điều kiện cho vay, mở rộng đối tượng phát hành thẻ trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay cũng đồng nghĩa ngân hàng sẽ phải chấp nhận rủi ro tắn dụng cao hơn. Chủ thẻ chi tiêu không thanh toán được nợ cho ngân hàng gây nên tổn thất cho ngân hàng.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Khoa học càng phát triển, tắnh bảo mật của sản phẩm thẻ càng được nâng cao, thẻ càng khó làm giả hơn. Tuy nhiên khoa học công nghệ phát triển cũng kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương tiện, máy móc, thủ đoạn skimming thẻ hiện đại hơn, tinh vi hơn. Cuộc chiến giữa quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ mới với quá trình nghiên cứu thủ đoạn ăn cắp làm thẻ giả của các tổ chức tội phạm thẻ là cuộc chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, không ngừng nghỉ có tác động rất lớn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng.
- Nguyên nhân từ phắa người sử dụng thẻ
Xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 90 nhưng thẻ ngân hàng mới chỉ thực sự phát triển trong khoảng 5 năm gần đây . Là nền kinh tế còn ưa chuộng tiền mặt nên giống như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ thanh toán mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và giới hạn trong một số tầng lớp dân cư nhất định.Và ngay cả trong số đó không phải tất cả các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ đều có sự hiểu biết về thẻ mà nhiều khi khách hàng sử dụng thẻ, chấp nhận thẻ vì điều kiện bắt buộc. Ngay cả bản thân các ngân hàng nhiều nơi tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ cũng là do chịu sức ép về cạnh tranh, ngân hàng khác phát hành thẻ
thì mình cũng phải phát hành thẻ. Chắnh những nhận thức sai lầm, chưa chắnh xác đó nên dẫn đến thái độ thờ ơ, sự quan tâm không đúng mức đến những quy định, những khuyến cáo cần thiết trong quá trình sử dụng thẻ dẫn đến rủi ro, bản thân họ phải gánh chịu tổn thất. Chỉ khi mọi người có được nhận thức đầy đủ, chắnh xác về thẻ và thẻ thanh toán được chấp nhận với tư cách là một phương tiện thanh toán rộng rãi trong nền kinh tế thì mới hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường trong nước.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
- Chất lượng công tác thẩm định khách hàng:
Thẩm định khách hàng trong kinh doanh thẻ là việc ngân hàng thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chắnh của khách hàng để quyết định đồng ý hay từ chối phát hành thẻ cho khách hàng, làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng. Như đã khẳng định ở trên, đồng ý phát hành thẻ tắn dụng tức là ngân hàng chấp nhận cho khách hàng vay, đồng ý cho một đơn vị làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ cũng là ngân hàng đồng ý tạm ứng thanh toán trước cho khách hàng. Chất lượng công tác thẩm định đạt hiệu quả cao tức là ngân hàng đã lựa chọn được cho mình những khách hàng tốt, loại bỏ được những khách hàng xấu, hạn chế được rủi ro chủ thẻ không thanh toán nợ cho khách hàng, đơn vị chấp nhận thẻ lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng. - Nhân lực
Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là yếu tố quyết đinh đến sự thành công hay thất bại trong tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế. Đội ngũ cán bộ thẻ là những người trực tiếp hàng ngày tiếp xúc với hoạt động kinh doanh thẻ, với những hành vi lừa đảo trong lĩnh vực thẻ. Kinh nghiệm, ý thức cảnh giác, tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ của đội ngũ cán bộ thẻ sẽ góp phần phát hiện, ngăn chặn, hạn chế những rủi ro, những tổn thất cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Mặt khác là
những người trực tiếp làm thẻ, hiểu biết về thẻ nên những giả mạo thẻ do cán bộ thẻ gây ra lại là những giả mạo tinh vi nhất, khó phát hiện nhất và cũng gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Chắnh vì vậy, đạo đức, kinh nghiệm, trình độ của đội ngũ cán bộ thẻ có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.
- Công nghệ trong ngân hàng
Ngày này khoa học công nghệ đóng vai trò vô cùng to lớn trong hầu hết các hoạt động sản xuất và dịch vụ. Đặc biệt đối với thẻ ngân hàng là sản phẩm ra đời trên sự áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thì sự ảnh hưởng này càng lớn. Công nghệ sản xuất thẻ càng tiến bộ cũng đồng nghĩa với việc công nghệ làm giả thẻ cũng phát triển không kém. Một vắ dụ dễ thấy là ngày nay không quá khó khắn để có thể làm ra một chiếc thẻ chỉ với một chiếc máy trị giá có 1500$ có thể mua được qua mạng internet cùng với phôi thẻ giá. Với các thông tin của chủ thẻ mua được cũng với giá rất rẻ, trung bình khoảng 7$/ thông tin chủ thẻ là tội phạm làm giả thẻ đã có thể có một chiếc thẻ với đầy đủ thông tin để có thể rút tiền tại bất cứ máy ATM nào. Chắnh vì vậy các ngân hàng thương mại phải không ngừng cập nhật công nghệ hiện đại để có thể phát hiện nhanh chóng thẻ giả, cũng như phát triển các công nghệ hiện đại để làm ra các loại thẻ mới như thẻ chắp để tội phạm làm giả thẻ khó lòng có cơ hội phạm tội.
- Tổ chức công tác quản trị rủi ro.
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào mà quan trọng là ta phải nhận biết và biết cách hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Hoạt động kinh doanh thẻ cũng không phải là ngoại lệ, nhận thức được điều này các ngân hàng thương mại cần tổ chức công tác quản trị rủi ro thật hiệu quả để có thể nhận biết và hạn chế rủi ro một cách tốt nhất. Công tác quản trị rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ của ngân hàng thương mại. Nếu công tác này được tổ chức tốt sẽ giúp cho ngân hàng nhận biết, đo lường tương đối chắnh xác các loại rủi ro. Từ đó đề ra các biện pháp để ngăn ngừa và phòng tránh các rủi ro đó, hoặc có thể có những phương án dự phòng tối ưu để chủ động đối phó với các rủi ro có thể xảy ra. Ngược lại nếu công tác này không được tổ chức tốt sẽ khiến cho ngân hàng luôn trong tình trạng gặp phải những rủi ro không ngờ tới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng mà còn có thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác của ngân hàng, gây những tổn thất, thậm chắ làm cho ngân hàng đi đến phá sản.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN
2.1 Khái quát thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tắn dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ngoại thương Việt Nam
2.1.1 Sự hình thành và phát triển thẻ tắn dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ta có thể phân quá trình phát triển thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ra làm 3 giai đoạn:
2.1.1.1 Giai đoạn 1990-1995
Có thể nói hoạt động thẻ của NHNTVN bắt đầu vào năm 1990, khi NHNTVN trở thành đại lý thanh toán thẻ Visa đầu tiên tại Việt Nam của ngân hàng BFCE Singapore, tiếp đó trở thành đại lý thanh toán thẻ Mastercard của Công ty tài chắnh MBF Malayxia và đại lý thanh toán thẻ JCB của công ty JCB Nhật.
Đến năm 1994, một ngày sau khi Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, NHNTVN ký hợp đồng trở thành đại lý thanh toán thẻ American Express với Công ty American Express Hongkong. NHNTVN giữ vị thế độc quyền trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ tắn dụng quốc tế đến gần hết năm 1995.
Năm 1995, NHNTVN thực hiện dự án thẻ ATM với công nghệ thẻ từ và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chọn là ngân hàng triển khai thắ điểm với hai máy ATM được đặt tại trụ sở chắnh. Thẻ được phát hành để trả lương cho cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và một số cán bộ nhân viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.1.1.2 Giai đoạn 1996-1999
Đến năm 1996 thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động, vị thế độc quyền trong lĩnh vực thẻ của NHNTVN bị phá vỡ khi có sự tham gia của các NHTM trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Vào tháng 4 năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu-ACB, Ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank và ngân hàng liên doanh FirstVina trở thành 4 thành viên đầu tiên của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard tại Việt Nam. Đây là điểm mốc đánh dấu sự tiến triển đầu tiên của thị trường thẻ Việt nam và cũng là điểm mốc chấm dứt tư cách ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Mastercard của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho công ty tài chắnh MBF Malayxia.
Cũng vào thời điểm này, chiếc thẻ tắn dụng quốc tế Mastercard đầu tiên được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành. Vào quý III năm đó, ACB đưa sản phẩm thẻ tắn dụng quốc tế Mastercard vào thị trường.
Ngày 16 tháng 8 năm 1996, xuất phát từ ý tưởng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà nội, hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam (VBCA) đã chắnh thức ra đời với tôn chỉ cùng hợp tác tương trợ lẫn nhau, thống nhất ý chắ và hành động đảm bảo các bên cùng có lợi để phát triển thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam.
Năm 1997, NHNTVN và ACB trở thành thành viên chắnh thức của Tổ chức thẻ quốc tế Visa. Trong hai năm 1997 và 1998, hai ngân hàng này tiếp tục đưa vào thị trường sản phẩm thẻ tắn dụng quốc tế Visa.
Năm 1998, ngân hàng liên doanh Indovina lần đầu tiên đưa thẻ Diner Club vào thanh toán tại thị trường Việt Nam và sau đó NHNTVN cũng trở thành ngân hàng chấp nhận thanh toán loại thẻ này.
2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
tắch cực. Hầu hết các ngân hàng, cả các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều quan tâm triển khai và phát triển dịch vụ thẻ. Với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm thẻ và các dịch vụ gia tăng trên thẻ khác nhau, cả sản phẩm mang thương hiệu quốc tế và nội địa đều được đưa vào thị trường. Những năm này cũng đánh dấu sự nỗ lực của các ngân hàng thương mại quốc doanh trong việc đi đầu triển khai các hệ thống giao dịch ATM. Khái niệm thẻ ngân hàng tuy không còn xa lạ đối với công chúng nhưng cũng chưa thực sự phổ biến do tâm lý tiêu dùng tiền mặt vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Các ngân hàng còn phải làm rất nhiều để tiếp tục khai phá thị trường thẻ đầy tiềm năng.
2.1.2 Thực trạng dịch vụ thẻ tắn dụng tại Ngân hàn Ngoại thương Việt Nam
2.1.2.1 Thực trạng phát hành thẻ
* Hoạt động phát hành thẻ quốc tế
Hoạt động thẻ tắn dụng được bắt đầu vào năm 1996. Đối tượng phát hành thẻ tắn dụng quốc tế của NHNTVN là các cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên, sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán chi tiêu thẻ của chắnh tổ chức đó; hoặc người có thu nhập cao, ổn định; hoặc người có tiền ký quỹ hoặc chứng từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại NHNTVN hoặc người được các đối tượng trên bảo lãnh.
Ngay từ những ngày đầu tiên triển khai việc phát hành thẻ, NHNTVN đã xây dựng một qui trình phát hành đảm bảo thông suốt từ trung ương xuống các chi nhánh. Trung ương đưa ra các quy định chung, khống chế hạn mức tắn dụng tối đa và tối thiểu cho từng hạng thẻ, các loại phắ và các mức phắ, các thông tin phải thu thập từ khách hàng... Theo đó NHNTVN phát hành 2 hạng
thẻ cho từng loại thẻ Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard: hạng vàng với hạn mức tắn dụng từ 50 triều VNĐ đến 90 triệu VNĐ và hạng chuẩn với hạn mức tắn dụng từ 10 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ.
Thời gian đầu việc phát triển thẻ gặp rất nhiều rất khó khăn bởi thẻ vẫn là một sản phẩm rất xa lạ đối với người dân kể cả những người thuộc tầng lớp tri thức. Thẻ chỉ được những người thường xuyên đi công tác ở nước ngoài chú ý tới. Bên cạnh đó, vào thời điểm này sau một loạt các vụ đổ vỡ tắn dụng vào đầu thập niên 90 có quy mô lớn thì tình hình cấp phát tắn dụng của các ngân hàng rất khó khăn. Chắnh vì thắt chặt tắn dụng, việc thẩm định khả năng tài chắnh của khách hàng được NHNTVN làm rất thận trọng, hầu hết khách hàng đều được yêu cầu thế chấp hoặc ký quỹ để phát hành thẻ. Số lượng thẻ phát hành vì thế tăng trưởng rất chậm.
Sau những năm khó khăn cho dịch vụ thẻ phát triển, từ năm 2000 trở lại đây, số thẻ phát hành của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về phát hành là rất cao về số tương đối tuy còn khiêm tốn về số tuyệt đối.
Bảng 2.1: Số lượng thẻ quốc tế phát hành qua các năm
Loại thẻ Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Visa 1243 2531 6750 8570 5953 8018 5337 6128 MasterCar d 195 616 1240 1470 2390 4074 12626 17645 American Express 0 0 0 1140 422 3274 1344 1250 Tổng 1438 3147 7990 11180 8765 15366 19307 25023
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003, tổng số lượng thẻ phát hành liên tục tăng. Năm 2002 phát hành đạt mức tăng trưởng cao nhất : 7990 thẻ, tăng 153,8% so với năm 2001, trong đó thẻ Master tăng 101.3%, thẻ Visa tăng 166,7%. Năm 2003 số lượng thẻ phát hành tăng 3190 thẻ so với năm 2002, đưa tổng số lượng thẻ phát hành đang sử dụng của NHNTVN lên đến 28.680 thẻ . Năm 2003 cũng là năm đầu tiên NHNTVN chắnh thức ký hợp đồng là ngân hàng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ American Express tại Việt Nam. Trong năm 2003, NHNTVN đã phát hành được 1140 thẻ American Express, một con số rất đáng khắch lệ nếu so sánh với các sản phẩm thẻ tắn dụng khác của NHNTVN khi bắt đầu đưa ra phát hành. Số lượng phát