Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại NHNTVN

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 67)

3.1.1 Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ thẻ nói chung và về số lượng thẻ phát hành và hệ thống thanh toán cũng như là hệ thống các điểm chấp nhận thanh toán thẻ nói riêng bởi thị trường thẻ Việt Nam chỉ mới phát triển, các hình thức thanh toán và sử dụng thẻ vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn hình thức thanh toán bằng thẻ tắn dụng, thẻ ATM trước hết bởi hình thức thanh toán hiện đại, phù hợp với nhu cầu của một số điểm mua bán như: mua hàng hoá qua mạng, đặt vé máy bay, thanh toán tiền phắ...

3.1.1.1 Tiềm năng đối với thẻ tắn dụng quốc tế.

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển thanh toán thẻ tắn dụng cao nhất thế giới. Chỉ riêng giá trị thanh toán của 2 loại thẻ thông dụng nhất là Visa và MasterCard của khu vực này tăng từ 206,52 tỷ USD năm 1995 lên tới 594,87 tỷ USD năm 2000, con số này của năm 2005 xấp xỉ đạt 1500 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng lớn nhất so với các khu vực còn lại trên thế giới.

Thị trường thẻ hiện đại sẽ kéo khách du lịch gián tiếp giúp ngành du lịch phát triển. Hiện hầu hết các nước đều hạn chế công dân của mình mang tiền mặt ra nước ngoài, nhưng không qua hạn chế việc dùng thẻ thanh toán quốc tế. Chắnh vì thế mà nếu có một hệ thống thanh toán thẻ hiện đại nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch nước ngoài thực hiện thanh toán điện tử thuận

của tổng cục du lịch Việt Nam trong năm 2007 có khoảng 2,5 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 28% so với năm 2006, hầu hết khách du lịch này đến từ Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Australia, những nơi thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi. Thanh toán thẻ quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch và thúc đẩy việc tiêu tiền của khách du lịch. Thanh toán bằng thẻ giảm thiểu những khó khăn mà du khách gặp phải trong thanh toán tiền mặt và giảm chi phắ giao dịch. Thanh toán điện tử là một bộ phận ngày càng quan trọng trong ngành du lịch quốc tế và là một kênh quan trọng trong phân phối doanh thu của du lịch cho Việt Nam.

Kể từ khi thẻ tắn dụng được sử dụng tại thị trường Việt Nam năm 1996 thì cho tới năm 2001 trên toàn quốc đã có khoảng 15.000 thẻ quốc tế. Tuy nhiên đến cuối năm 2006 các ngân hàng đã phát hành được 235.500 thẻ quốc tế. Trong lĩnh vực thẻ thanh toán thì đây là một sự phát triển mạnh nhưng so với sự phát triển của nền kinh tế trong 5 năm gần đây ( trong 5 năm gần đây GDP của Việt Nam luôn tăng trưởng 7-8% mỗi năm, đứng thứ 2 Châu Á chỉ sau Trung Quốc) thì thị trường này mới chỉ thực sự bắt đầu được khai phá và tiềm năng còn rất nhiều.

Mặc dù tốc độ phát triển của thẻ tắn dụng trong thời gian qua rất lớn nhưng doanh số thanh toán thẻ cũng chỉ đạt 320 triệu USD trong năm 2004. Trong khi đó thì theo dự đoán của tổ chức thẻ tắn dụng quốc tế thì với tốc độ tăng trưởng như những năm qua thị trường thẻ Việt Nam sẽ đạt mức tăng 540 triệu USD năm 2006. Như vậy có thể thấy sự phát triển của thẻ tắn dụng quốc tế hiện nay vẫn vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội mang lại và vẫn còn nhiều cơ hội phát triển cho các ngân hàng.

Mặt khác, Việt Nam đang là đắch nhắm mới của nhiều tổ chức thẻ tắn dụng quốc tế lớn trong đó có Visa. Các chuyên gia của Visa không giấu giếm rằng thị trường Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và trở thành mục tiêu phát

triển quan trọng của họ. Thời gian tới tập đoàn này sẽ phối hợp với hệ thống ngân hàng trong nước để mở rộng thị phần. Hiện trên thế giới có 20 triệu điểm chấp nhận thanh toán thẻ Visa, trong đó ở Viêt Nam có hơn 10.000 điểm. Hơn một thập kỷ qua, Visa và các ngân hàng thành viên đã tập trung chủ yếu và việc tăng số lượng điểm chấp nhận thẻ phục vụ cho khách du lịch và các doanh nhân đến thành phố Hồ Chắ Minh và Hà Nội. Tuy nhiên tập đoàn này cho rằng con số 10.000 là con số quá nhỏ bé so với những gì mà Visa có thể làm được và so với tầm vóc của nền kinh tế Việt Nam. Số điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ Visa của Việt Nam chỉ chiếm 2% trong tổng số 500.000 điểm chấp nhận thẻ Visa ở Đông Nam Á.

Tại Việt Nam mỗi khách du lịch chi tiêu qua thẻ 237 triệu USD mỗi năm tại 6000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ Visa. Con số chi tiêu của người Việt Nam qua thẻ Visa chỉ chiếm 0,13% tổng chi tiêu trong khi con số này ở Malaysia là 7% và ở Philipines là 5%. Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều cơ hội kiếm tiền từ khách du lịch và khuyến khắch việc tiêu dùng của dân chúng, mà qua đó sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế và tăng tốc lượng tiền luân chuyển trong xã hội.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ là điều kiện để phát triển ngành kinh doanh thẻ và ngược lại thẻ tắn dụng phát triển sẽ thúc đẩy nhiều ngành dịch vụ khác cùng phát triển, nhờ đó sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì thế, thị trường thẻ tắn dụng Việt Nam đang có cơ hội để tăng tốc và mở rộng cả về chất và lượng trong những năm tới đây.

3.1.1.2 Tiềm năng đối với thẻ ghi nợ nội địa.

Theo thống kê tỷ lệ dân thành thị chiếm khoảng 24% dân số cả nước, tức là khoảng 20 triệu người. Chỉ cần khuyến khắch được 15-20% số người ở thành phố tham gia sử dụng thẻ ghi nợ, các ngân hàng ở Việt Nam đã có thể

phát hành được 3-4 triệu thẻ. Điều này trên thực tế không phải là không thể không thực hiện, bởi khi đánh giá tiềm năng phát triển thẻ thanh toán của một nước, người ta thường căn cứ vào 2 yếu tố: thu nhập dân cư và cơ cấu độ tuổi.

Trước hết thu nhập sẽ tăng từ 600 USD/1 người/1năm lên 1000 USD /1 người/1 năm vào năm 2010. Tuy vẫn là một nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, thu nhập giữa các nhóm dân cư còn quá chênh lệch nhưng chắc chắn sẽ có một bộ phận dân cư có thu nhập khá. Đặc biệt là ở một số đô thị lớn, với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 8%/ năm như hiện nay, GDP bình quân đầu người ở các đô thị có thể lên đến vài nghìn thậm chắ cả chục nghìn USD một năm.

Với một đất nước dân số trẻ như Việt Nam, số người ở độ tuổi dưới 30 chiếm hơn 60% dân số, trong vòng 5-10 năm nữa sẽ có những thay đổi đáng kể về mặt cơ cấu độ tuổi theo hướng thuận lợi cho việc ứng dụng sản phẩm mang tắnh công nghệ cao như dịch vụ thanh toán qua thẻ. Đó là trong số 24% dân số thành thị, có khoảng 30% số người đang học tập và công tác ở độ tuổi 15-30 có những kiến thức cơ bản về tin học và có khả năng tiếp nhận dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ. Nếu các ngân hàng nắm bắt được cơ hội này và tận dụng tốt khai thác tối đa thì số lượng 10triệu thẻ lưu thông sẽ không phải là một tương lai rất xa.

Hiện nay mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ chưa rộng và chưa đa dạng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong chi tiêu của người Việt Nam còn rất thấp. Cùng với việc phát triển mạnh sử dụng thẻ ghi nợ của người dân Việt Nam và trên cơ sở tăng tỷ trọng chi tiêu cá nhân bằng thẻ, các ngân hàng có thể đạt được một doanh số khổng lồ. Với mức chi tiêu sinh hoạt cá nhân tối thiểu 500.000 đến 1.000.000 VNĐ/ 1tháng tắnh trên 10 triệu thẻ ghi nợ các ngân hàng có doanh số sử dụng và thanh toán thẻ nội địa từ 5.000 đến 10.000 tỷ

VNĐ/1 tháng. Đây quả thực là một con số không nhỏ chút nào và rất đáng để các ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm.

Tuy nhiên với xuất phát điểm như hiện nay, thị trường Việt Nam phải giải quyết được vấn đề phát triển phát hành thẻ hay mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ. Đây là 2 công việc phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Phát triển phát hành thẻ sẽ thúc đẩy việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, ngược lại việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành và sử dụng thẻ. Các ngân hàng phải tập trung phát triển mạnh và đều cả 2 lĩnh vực trên.

Ngoài ra hiện nay các ngân hàng Việt Nam còn có một thuận lợi đó là hiện nay dịch vụ ở phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa ở Việt Nam chưa mở rộng cho các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này để chiếm lĩnh thị trường trước khi các ngân hàng nước ngoài được phép tham gia dịch vụ này.

Như vậy có thể nói thị trường thẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường kinh doanh đầy hấp dẫn đối với các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.

3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ tại NHNTVN

Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đang có xu hướng chuyển mục tiêu kinh doanh sang khu vực dân cư thay vì tiếp tục khai thác lợi nhuận từ các tổ chức kinh tế (mảng hoạt động nhiều rủi ro). Dịch vụ thẻ ngân hàng là một trong những lựa chọn hàng đầu trong chiến lược mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tới dân chúng Việt Nam hiện nay. Và NTNTVN cũng đang xác định mục tiêu đó.

- Tiếp thu kịp thời và tiếp cận nhanh chóng các công nghệ thanh toán thẻ hiện đại trên thế giới.

- Phấn đấu nâng tầm hiện đại hoá quá trình thanh toán qua ngân hàng, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho

quá trình phát hành và thanh toán thẻ.

- Đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ thẻ ngân hàng ở Việt Nam cần gắn liền với công nghệ thẻ quốc tế, và tiêu chuẩn kỹ thuật các quy định có tắnh nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Củng cố và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán và phát hành thẻ tại các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh thẻ. Tạo thói quen sử dụng thẻ trong các giao dịch thanh toán, mua bán hàng hoá dịch vụ...

- Xây dựng phát triển mạng lưới cơ sở chấp nhận thanh toán rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng thẻ. Phấn đấu có từ 5-10% dân số Việt Nam sử dụng thẻ.

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại Việt Nam.

- Xây dựng một trung tâm chuyển mạch thanh toán thẻ để đảm bảo sử dụng đa dạng các loại thẻ của nhiều ngân hàng trong nước và trên thế giới.

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngoại thương Việt Nam

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức hoạt động Quản lý rủi ro trong hệ thống thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Được thành lập vào cuối năm 2004, nhóm Quản lý rủi ro đã góp phần đáng kể vào việc hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ của ngân hàng. Tuy nhiên do mới đi vào hoạt động nên cơ cấu tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ còn chưa được rõ ràng, hoàn thiện. Để phát huy các kết quả đạt được góp phần đẩy lùi, hạn chế rủi ro, tổn thất cho ngân hàng, nhóm Quản lý rủi ro (tương lai là Phòng Quản lý rủi ro khi Trung tâm Thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập) cần được phát triển đến một trình độ chuyên sâu hơn, bao gồm các chức năng nhiệm vụ:

trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng.

Phối hợp với các phòng ban chuyên môn nghiên cứu xây dựng quy chế tắn dụng riêng cho việc phát hành và thu hồi nợ thẻ tắn dụng.

Xấy dựng quy trình đánh giá tắn dụng dành cho việc đánh giá các ĐVCNT để loại bỏ những đơn vị có rủi ro cao.

Liên hệ với các Tổ chức thẻ Quốc tế để cập nhật các thông tin về quản lý rủi ro (bulletin/ hot cards) và thông báo cho các chi nhánh

Theo dõi các báo cáo giao dịch thanh toán thẻ, sử dụng thẻ trong hệ thống thẻ Ngân hàng Ngoại thương để phát hiện sớm các trường hợp có nghi ngờ giả mạo, đề ra các biện pháp xử lý thắch hợp, kịp thời, hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

Xử lý các trường hợp rủi ro trong thanh toán như tra soát, bồi hoàn. Phối hợp với các chi nhánh và là đầu mối liên hệ với các cơ quan pháp luật để xử lý, điều tra và quản lý các trường hợp giao dịch giả mạo, thẻ giả mạo, mất cắp, thất lạc ...

Về cơ cấu tổ chức, cần bổ sung thêm cán bộ cho nhóm Quản lý rủi ro tại Phòng Quản lý Thẻ và tất cả các cán bộ đều phải là cán bộ chuyên trách, làm việc liên tục các ngày trong tuần. Do hoạt động kinh doanh thẻ diễn ra liên tục nên không thể để cán bộ rủi ro làm công tác kiêm nhiệm và bán thời gian vì khi rủi ro xảy ra càng phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì càng giảm thiểu được tổn thất cho ngân hàng. Trong thời gian trước mắt, nhóm Quản lý rủi ro tại Phòng Quản lý Thẻ, ngoài 1 cán bộ phụ trách nhóm cần có ắt nhất 3 cán bộ nghiệp vụ hàng ngày để chấm, theo dõi các báo cáo cũng như xử lý các trường hợp có dấu hiệu và hành vi giả mạo. Bên cạnh đó, ở các Chi nhánh của NHNTVN trong cả nước, mỗi Chi nhánh cần có một cán bộ thẻ làm đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp hành động với nhóm Quản lý rủi ro khi phát

hiện các trường hợp giả mạo trong quá trình hoạt động. Đặc biệt cán bộ nhóm Quản lý rủi ro phải là những người có kiến thức chuyên môn về thẻ ngân hàng, có kinh nghiệm lâu năm và nắm vững các quy trình nghiệp vụ phát hành, thanh toán và thẻ ngân hàng có như vậy mới phát hiện sớm các rủi ro và đề xuất các giải pháp thắch hợp ngăn chặn rủi ro trong quá trình hoạt động.

3.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn đạo đức cán bộ thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Như trên đã nói, cán bộ thẻ là những người thường xuyên và trực tiếp tiếp xúc hàng ngày với khách hàng, với toàn bộ hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. Kiến thức chuyên môn về thẻ ngân hàng và ý thức của đội ngũ cán bộ thẻ có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa các hành vi gian lận trong hoạt động thẻ. Phòng Quản lý thẻ phải làm đầu mối tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ cho toàn bộ cán bộ thẻ trong hệ thống trong hoạt động kinh doanh thẻ nói chung và hoạt động phòng chống rủi ro thẻ nói riêng. Bên cạnh đó thường xuyên cử cán bộ tham gia các khoá học về giả mạo thẻ do các Tổ chức thẻ Quốc tế tổ chức cho các ngân hàng thành viên để cập nhật được các thông tin mới về tình hình giả mạo, các phương thức giả mạo mới và các biện pháp phòng tránh. Các cán bộ sau khi tham dự các khoá học nước ngoài về có trách nhiệm viết báo cáo và

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w