Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại MSB Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh.doc (Trang 61 - 64)

Biểu 4 : Quy mô hoạt động CVTD

3.2Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại MSB Quảng Ninh

3.2.1 Xây dựng chiến lược cho vay tiêu dùng đúng đắn và hấp dẫn đối với

khách hàng

Trong thời gian vừa qua ngân hàng cũng đã cố gắng rất nhiều để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động CVTD, tạo mọi điều kiện cho khách hàng của hoạt động tín dụng này. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót vì riêng bản thân ngân hàng chưa có chính sách cho vay hướng đến đối với đối tượng này. Chính vì thế, để những khách hàng này tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng một cách dễ dàng, thuận lợi nhất và đồng thời cũng đảm bảo được lợi ích, hiệu quả kinh doanh của mình, ngân hàng cần có những chiến lược cho vay đúng đắn, hấp dẫn đối với khách hàng như:

a. Thực hiện chính sách giá cả linh hoạt

Muốn phát triển hoạt động cho vay, các ngân hàng phải huy động được số vốn tương ứng với nhu cầu nhưng vẫn nằm trong phạm vi cho phép của NHNN. Do đó, lãi suất cho vay cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào lãi suất huy động của các ngân hàng. Từ thực tế trên, Maritime Bank cần xây dựng chính sách giá cả hợp lý đối với cả hai hoạt động là huy động và cho vay nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng và quyền lợi cho khách hàng.

- Đối với lãi suất huy động: trước mắt vẫn duy trì lãi suất huy động ở mức tương đối cao bởi lẽ hiện nay các NHTM vẫn đang trong tình trạng thiếu vốn nên lãi suất huy động của họ rất cao để nhằm thu hút khách hàng. Ngân hàng Hàng hải Quảng Ninh tuy không thiếu vốn nhưng vẫn nên duy trì lãi suất huy động ở mức tương đối cao để giữ khách, đề phòng trường hợp khách hàng đến rút tiền để gửi sang ngân hàng khác do có lãi suất cao hơn. Đồng thời nghiên cứu các biện pháp như tăng lãi suất huy động tiền gửi hoặc có các hình thức khuyến khích

khác để tăng lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Nhưng về lâu dài sẽ không cạnh tranh bằng lãi suất nữa vì các NHTM khác có năng lực cạnh tranh rất mạnh trong lĩnh vực này nên MSB sẽ chủ yếu cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và uy tín của ngân hàng mình.

- Đối với lãi suất cho vay: ứng dụng lãi suất linh hoạt tương ứng với chất lượng dịch vụ (vì đối tượng cho vay của MSB là các cá nhân có thu nhập vừa và cao). Điều này có nghĩa là tùy từng đối tượng đến vay và tùy từng thời kỳ mà MSB có thể điều chỉnh lãi suất cho vay dao động trong phạm vi biên độ cho phép để vừa bù đắp được chi phí, vừa mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và phải mang tính hấp dẫn đối với khách hàng.

b. Hoàn thiện các sản phẩm CVTD của ngân hàng

Danh sách sản phẩm của các ngân hàng hiện khá giống nhau vì sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm dễ đồng hoá nên tìm ra một hướng đi mới bằng cách cung cấp sản phẩm vượt trội hơn sẽ là lợi thế cho bất cứ ngân hàng nào. Hầu hết các ngân hàng đều quan tâm đến hoạt động CVTD trực tiếp hơn là CVTD gián tiếp vì cho rằng đây là phương thức cho vay an toàn và chiếm tỷ trọng lớn hơn. Đây là điều không hoàn toàn chính xác vì thu nhập từ hoạt động CVTD sẽ bao gồm thu nhập từ CVTD trực tiếp và CVTD gián tiếp. Thực tế thì MSB đã thiết lập được mối quan hệ đối tác với các hãng bán xe như Toyota, Howo, Huyndai… để tài trợ cho các khách hàng có nhu cầu mua xe. Phương thức tài trợ gián tiếp được thực hiện trong trường hợp này như sau: ngân hàng tài trợ cho các đại lý để các đại lý bán trả góp xe cho khách hàng trên cơ sở hợp đồng thoả thuận giữa đại lý với ngân hàng. Tuy nhiên, phạm vi tài trợ của MSB Quảng Ninh còn khá hẹp và như bị lãng quên, chủ yếu là do các hãng bán xe ô tô làm.

Một lĩnh vực khác như nhu cầu đi du lịch, y tế hiện ngày càng lớn, MSB có thể thực hiện nghiệp vụ cho vay du lịch đối với các cá nhân đã có quan hệ với mình. Hay khi thực hiện CVTD không có tài sản bảo đảm đối với cán bộ công

nhân viên gặp phải một số khó khăn về thời gian, chi phí trong việc thẩm định, xét duyệt cho vay, kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi nợ hay tình trạng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của đơn vị mà xin xác nhận nhiều lần để đi vay ở nhiều ngân hàng hay sử dụng vốn không đúng mục đích…thì hoàn toàn có thể xem xét giải pháp CVTD thông qua người đại diện trên cơ sở xác định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của các bên (ngân hàng - đại diện của bên vay - người trực tiếp vay) cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm định, cho vay, giải ngân và thu nợ.

Các loại sản phẩm cho vay như: mua nhà ở khu chung cư, đất đai, mua ô tô, mua sắm đồ dùng gia đình…thì ngân hàng cần phải hoàn thiện các sản phẩm này một cách hợp lý và cụ thể hơn. Đa dạng hoá các sản phẩm và hình thức cho vay vì mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm riêng. Sản phẩm nào dễ cho vay, dễ thu hồi vốn thì cần phát huy; sản phẩm nào vẫn khó khăn về việc thẩm định hoặc thu nợ thì cần phải khắc phục và tìm cách giải quyết.

3.2.2 Mở rộng mức cho vay, đối tượng cho vay

Ngoài việc ngân hàng xem xét về lãi suất cho vay, để có thể nâng cao hiệu quả CVTD thì MSB còn phải chú ý đến các đối tượng cho vay, mức cho vay và thời hạn cho vay.

Đối tượng cho vay của MSB chủ yếu là cho vay đối với cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp Nhà nước vì những đối tượng này dễ kiểm soát, không phải lo ngại về việc thu hồi nợ. Còn các công ty tư nhân, công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài lại ít được ngân hàng quan tâm vì các đối tượng này khó thu thập được thông tin chính xác, thu nhập không ổn định. Tuy nhiên, nếu so sánh về mặt số lượng cán bộ công nhân viên của cơ quan Nhà nước với các công ty này thì chênh lệch nhau khá nhiều, các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh có nhiều người có thu nhập khá

cao và ổn định. Chính vì vậy, MSB nên quan tâm và chú ý đến những đối tượng này vì đây là nguồn vốn không nhỏ đối với bản thân ngân hàng.

Về mức cho vay, không phải đối tượng nào cũng được ngân hàng cho vay giống nhau. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu của con người ngày càng tăng và trong số nhu cầu đó có cả nhu cầu chi tiêu mà mức cho vay tối đa về sinh hoạt của các NHTM là 100 triệu đồng. Do đó, MSB nên tăng mức cho vay đối với những khách hàng có uy tín, khách hàng thường xuyên và khách hàng có thu nhập ổn định. Nếu mức cho vay được tăng thêm thì sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng và làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên.

3.2.3 Hiện đại hoá trang thiết bị công nghệ ngân hàng

Mặc dù đây là điểm mạnh của MSB nhưng không phải là một ngân hàng vượt trội vì các NHTM khác cũng đã triển khai nên bản thân MSB vẫn phải liên tục phát triển một hệ thống công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, xử lý được khối lượng lớn công việc trong một ngày, quản lý các món vay một cách chính xác và phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời trợ giúp hoạt động quản lý, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nếu ngân hàng có thể làm như trên thì việc thu hút nguồn vốn từ các cá nhân hoặc hộ gia đình cũng dễ dàng hơn bởi vì mỗi lần họ đến với ngân hàng sẽ không còn ngại vì quá mất thời gian trong việc đi vay hoặc chuyển tiền…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh.doc (Trang 61 - 64)