PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hang thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam.doc (Trang 74)

2 Tổng dư nợ quá hạn 150.19 18.410 03.764 (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)

3.2.6.PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH

Hiện nay, với trình độ dân trí và thu nhập người Việt Nam, trình độ công nghệ thanh toán còn ở mức trung bình thì mở rộng và phát triển mạng lưới (hay các kênh phân phối truyền thống) vẫn là một biện pháp cạnh tranh tương đối hiệu quả cho hầu hết các NHTM Việt Nam, trong đó có cả VPBank. Theo các nhà phân tích, mỗi ngân hàng cần có một mạng lưới hợp lý, đủ mạnh đáp ứng được yêu cầu phát triển hoạt động ngân hàng lớn mạnh và hiệu quả. Việc mở rộng hệ thống cần phải tính đến 2 yếu tố là : tính cân đối hài hoà giữa bề rộng và bề sâu; tính ổn định và lâu dài.

Là một ngân hàng đã có trên 10 năm hoạt động nhưng số lượng đầu mối giao dịch của VPBank mới chỉ là 20 đơn vị vì thế song song với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, VPBank vẫn cần phải mở rộng mạng lưới của mình để tăng thêm uy tín, hình ản của ngân hàng trong lòng dân cư. Bên cạnh những chi nhánh, phòng giao dịch đã có ở một số thành phố lớn, VPBank nên đầu tư xây dựng mạng lưới của mình ở cả những thành phố mới phát triển, khu đô thị, khu dân cư, vùng kinh tế, du lịch trọng điểm... là những nơi có rất nhiều khách hàng mục tiêu và thị phần là khá rộng lớn. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên xây dựng một số quỹ tiết kiệm đặt tại các chung cư, phường để huy động vốn từ tầng lớp trung lưu, cán bộ nghỉ hưu, phát triển các quầy tiết kiệm và thanh toán di động tại các công ty, cơ quan xí nghiệp đông cán bộ nhân viên...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hang thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Viêt Nam.doc (Trang 74)