2 Tổng dư nợ quá hạn 150.19 18.410 03.764 (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank)
3.3.1.1 Về hành lang pháp lý quy định hoạt động kinh doanh ngân hàng
Hiện nay, hệ thống Pháp luật nước ta nói chung còn nhiều bất cập. Một số đạo luật chính chi phối nền kinh tế như Luật Cạnh tranh, Luật chống Độc quyền còn chưa ra đời. Các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động của các NHTM, đặc biệt là NHTMCP còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, gây nhiều khó khăn cho các NHTMCP.
Để giải quyết vấn đề này, trước hết Quốc hội nên nhanh chóng đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống hoặc đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong những mục, điều, khoản cụ thể trong Luật TCTD và Luật NHNN.
Thứ hai : để đáp ứng những yêu cầu khách quan trong hoạt động quản lý điều
hành của NHNN với các TCTD và sự cần thiết phải trao quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm cho các TCTD thì Luật NHNN và Luật các TCTD cần phải được sửa đổi toàn diện hơn nữa. Cụ thể trước mắt Chính phủ cùng với các nhà làm Luật nên tiến hành tháo gỡ những vướng mắc của các NHTMCP về các điều khoản quy định trong Luật TCTD, Luật NHNN và nhiều Nghị định của Chính phủ đã ban hành. Có thể lấy một số ví dụ như sau:
- Nên xem xét lại việc quy định phải có vốn góp của các Doanh nghiệp nhà nước và NHTMCP bởi theo điều 12 Luật các TCTD, thuật ngữ TCTD cổ phần được hiểu là tổ chức tín dụng cổ phần của nhà nước và nhân dân. Xuất phát từ thuật ngữ ấy nên các NHTMCP bắt buộc cần phải có vốn góp của Nhà nước. Tuy nhiên, việc quyết định có góp vốn hay không là quyền của các Doanh nghiệp Nhà nước, nhất là hiện nay Chính phủ đang đẩy mạnh việc cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cần đặc biệt quan tâm, cân nhắc khi trong tương lai, các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán, không thể cấm cổ đông là Doanh nghiệp nhà nước bán cổ phần của họ.
- Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn chưa ghi rõ người đại diện trước pháp luật của ngân hàng là Tổng giám đốc (TGĐ) hay Chủ tịch Hội đồng quản trị (CTHĐQT). Điều này gây khó khăn khi phải giải quyết tranh chấp trước cơ quan pháp luật (có nơi chấp nhận TGĐ, có nơi lại yêu cầu phải có uỷ nhiệm của
CTHĐQT). Trên thực tế, TGĐ là người điều hành công việc hàng ngày, vì thế Luật các TCTD nên quy định rõ TGĐ là người đại diện theo pháp luật của ngân hàng.
- Về công tác xử lý tài sản, thu hồi nợ của ngân hàng, hiện cũng đang vấp phải nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho ngân hàng. Đa số các ngân hàng khi cần đòi nợ, xử lý tài sản đều phải lựa chọn giải pháp khởi kiện ra toà, nhưng thủ tục phức tạp, qua nhiều khâu, thời gian kéo dài hoặc con nợ không chịu chấp hành bản án, gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Vì vậy, nếu khoản vay có tài sản bảo đảm, khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ bằng ngân khoản thì nên cho phép ngân hàng được quyền chủ động xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi.
- Xung quanh vấn đề tăng vốn cũng còn vướng mắc, đó là thủ tục còn rườm rà nhất là sau này các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán thì thủ tục đăng ký còn phù hợp không? Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước khi góp vốn vào NHTMCP phải báo cáo và phê duyệt qua nhiều cấp, khi các ngân hàng niêm yết thì cổ phiếu được mua bán tự do, khi ấy việc mua bán cổ phiếu không cần phải nêu nguồn gốc của vốn ấy từ đâu?. Một vấn đề khác là trong Điều 77 Luật TCTD về hạn chế cho vay, cấm thành viên HĐQT vay vốn ngân hàng của ngân hàng. Trong trường hợp thành viên HĐQT là một đại diện pháp nhân (ví dụ các tổng công ty nhà nước), họ có được quyền vay vốn từ ngân hàng mà mình góp vốn hay không ?... và còn rất nhiều câu hỏi khác cần được giải quyết trong Luật các TCTD.
- Nên sớm ban hành quy định cho phép NHTMCP được phép phát hành cổ phiếu vô danh, cổ phiếu ưu đãi để huy động nguồn vốn rộng rãi từ bên ngoài xã hội vào ngân hàng.
- Cần xem xét thay đổi yêu cầu về vốn pháp định theo Nghị định số 82/1998/NĐ- CP . Qua 10 năm đổi mới, đã đến lúc Chính phủ phải nâng cao yêu cầu và mục tiêu quản lý, điều tiết hoạt động của các NHTM. Kết quả đổi mới cho thấy rằng những thành phố và tỉnh đã đạt được mức độ phát triển tốt thì nhu cầu vốn dịch vụ ngân hàng cũng phát triển theo. Tình hình như vậy cùng với quá trình hội nhập cũng như khả năng tăng vốn chủ sở hữu trong vài năm gần đây đòi hỏi phải đặt vấn đề nâng cao yêu cầu về vốn pháp định đối với NHTMCP. Theo đó, mức này có thể là 300 tỷ đồng cho tất cả các loại hình ngân hàng (trừ NHTMCP nông thôn).
Trên đây chỉ là một trong rất nhiều bức xúc của các nhà lãnh đạo NHTMCP đối với Chính phủ, Nhà nước. Vì vậy có thể coi đó là những kiến nghị để Chính phủ và Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng hơn, cơ chế quản lý cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn.
3.3.1.2.Về các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, Ngành với hoạt động kinh doanh của các NHTMCP
Một là, tăng cường sự quan tâm hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các
tổ chức Đảng, Đoàn thể đối với hoạt động của NHTMCP:
Nhà nước, các Bộ, ngành cần có chủ trương và chính sách hữu hiệu nhằm đảm bảo tính công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động tài chính ngân hàng. Chỉ có bình đẳng thì các thành phần kinh tế mới phát huy được khả năng tiềm tàng, tính năng động và hiệu quả của mình.
Nhà nước có thể xem xét giảm một phần thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các NHTMCP. Phần giảm thuế này để lại cho các NHTMCP chuyên dùng cho công tác đào tạo cán bộ, nhân viên.
Đảng, các cơ quan đoàn thể cần quan tâm và có cơ chế để tổ chức Đảng và các đoàn thể có điều kiện hoạt động và phát huy vai trò của mình tại NHTMCP. Mục tiêu là tạo được sự thống nhất chung trong xã hội về vai trò và ý nghĩa của Đảng, đoàn thể trong mọi thành phần kinh tế.
Hai là, phát triển đồng bộ thị trường tài chính trong nước theo hướng nâng
cấp và hoàn thiện các thị trường bộ phận, đặc biệt là phát triển và vận hành có hiệu quả thị trường nội tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để đáp ứng cung – cầu từ nội bộ nền kinh tế cũng như thích ứng được sự biến động dưới tác động của các dòng lưu chuyển vốn và đầu tư, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đồng thời nới lỏng thích hợp những hạn chế về quyền tiếp cận thị trường và hoạt động tài chính, ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Chủ động chuẩn bị điều kiện tham gia thị trường tài chính quốc tế thông qua phát hành chứng khoán của ngân hàng Việt Nam ra nước ngoài.
Ba là, các Bộ, ngành liên quan phải có sự quan tâm hơn nữa tới quá trình đổi
mới Doanh nghiệp bao gồm việc cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Đây được coi là một biện pháp hỗ trợ cho việc nâng cao sức cạnh tranh của NHTMCP Việt Nam là bởi các doanh nghiệp nói chung, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là khách hàng lớn nhất, người bạn đồng hành của các ngân hàng cổ phần, quyết định doanh thu và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Thế nhưng, hiện nay các doanh nghiệp này đang gặp phải rất nhiều hạn chế như : quy mô nhỏ, ngành nghề dàn trải, công nghệ lạc hậu, hoạt động không có chiến lược cụ thể, nợ nần liên miên.. Những hạn chế này sẽ có tác động trực tiếp tới các NHTMCP. Chính vì vậy, cần phải nhanh chóng sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Việt Nam bằng cách thực hiện có hiệu quả và linh hoạt Luật Doanh nghiệp, cải cách hành chính để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần doanh nghiệp, có những ưu đãi, khuyến khích hơn nữa với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân...
Bốn là, Chính phủ nên đẩy mạnh hơn nữa việc cổ phần hoá các NHTMNN để
lành mạnh hoá hoạt động và dần tháo bỏ mọi ưu đãi của Chính phủ đối với các ngân hàng này. Từ đó sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn đối với các NHTMCP.
Năm là, Nhà nước nên có những chế tài để thúc đẩy việc thanh toán không
dùng tiền mặt trong xã hội như quy định việc giao dịch của các tổ chức kinh tế xã hội phải thông qua tài khoản ngân hàng (quy định mức tối đa cho giao dịch bằng tiền mặt), bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chi trả lương cho người lao động thông qua tài khoản tại ngân hàng ... nhằm phát triển hệ thống thanh toán của các NHTMCP.