CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo &PTNT CHI NHÁNH BÁCH KHOA
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1.Hạn chế
- Xuất phát từ những thuận lợi là đứng trên địa bàn thủ đô là trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên đã thu hút được một lượng lớn khách hàng, song cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng loạt ngân hàng khác nên nhiều lúc đã thiếu sự chọn lựa khách hàng, linh động trong công tác cho vay nên ngân hàng buộc phải hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, cho vay cả với những khách hàng không đủ điều kiện đảm bảo an tồn tín dụng. Khi ngân hàng huy
động được vốn nhiều nhưng cho vay ra không tương xứng nên để giải quyết số vốn tồn đọng, Ngân hàng đã phải giảm thấp tiêu chuẩn an tồn tín dụng nên những khoản vay này rất dễ đưa đến nợ quá hạn.
- Việc chỉ đạo nắm bắt thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, thông tin kinh tế thị trường giá cả cịn chưa đầy đủ. Chính vì vậy, việc kiểm tra sử dụng vốn sau khi đã giải ngân xong các khoản vay vẫn còn lỏng lẻo, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết khi phát hiện khách hàng có sai phạm trong quá trình sử dụng vốn. Do vậy, nhiều khách hàng đã tìm cơ hội sử dụng vốn sai mục đích hay dây dưa, chây ì trong trả nợ làm thất thốt tiền vốn của ngân hàng.
- Chưa đa dạng hố các hình thức cho vay, hình thức chủ yếu vẫn là cho vay trực tiếp nên nhiều lúc chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn phát triển kinh tế, đảm bảo an tồn vốn và tiết kiệm chi phí.
- Thủ tục cho vay đơi khi cịn rườm rà, thủ tục xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cịn phức tạp.
- Chưa chủ động tìm kiếm các dự án có vốn đầu tư lớn.
- Trong thực tế, quy mơ về khối lượng tín dụng tăng nhanh, song nó lại bất cập với năng lực quản lý của cán bộ ngân hàng, dẫn đến tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Dư nợ bình qn q lớn, số món vay nhiều thuộc mọi lĩnh vực nên cán bộ chuyên trách khó có thể kiểm sốt thường xun để có biện pháp hữu hiệu kịp thời ngăn chặn.
- Trong cơ chế nghiệp vụ tín dụng ban hành cịn có những điểm khơng phù hợp với thực tiễn, những vướng mắc đề xuất của cán bộ tín dụng chưa được trả lời kịp thời nên cịn hạn chế tính chủ động và sự phán quyết của họ. Những vấn đề này nếu BGĐ NHNo & PTNT Chi nhánh Bách Khoa không giải quyết sớm sẽ gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh tín dụng, giảm lịng tin dẫn đến mất khách hàng.
- Trong nền kinh tế thị trường, sự đổi mới diễn ra thường xuyên liên tục, nó ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng, làm thay đổi nhu cầu của khách hàng theo xu hướng tiến bộ nên Ngân hàng phải đổi mới và đi trước một bước. Đổi mới cũng có nghĩa là phải thực hiện công tác Marketing ngân hàng trên mọi lĩnh vực. Thông qua hoạt động Marketing, vị thế của ngân hàng sẽ được cải thiện trên thương trường, đồng thời qua đó, ngân hàng sẽ xác định được khách hàng mục tiêu, hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng để có chính sách
phục vụ tốt hơn. Song hiện nay, tại NHNo & PTNT Chi nhánh Bách Khoa lại chưa có phịng Marketing. Điều này cũng đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác tín dụng của ngân hàng.