Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Bách Khoa.doc (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo &PTNT CHI NHÁNH BÁCH KHOA

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là xác định khả năng hay ý muốn của người vay trong việc hoàn trả tiền vay. Có nhiều yếu tố mà các ngân hàng cần phải xem xét về khả năng và sự sẵn lịng hồn trả tiền vay, phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hay khơng. Trong đó cần chú ý đến 5 nhân tố quan trọng, đó là năng lực, uy tín, vốn, tài sản thế chấp và điều kiện hoạt động. Trong các nhân tố này, uy tín là nhân tố quan trọng nhất. Nếu như khâu thẩm

định được thực hiện tốt thì các nhà quản trị ngân hàng sẽ đưa ra được những quyết sách đúng đắn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, các ngân hàng cần phải:

*Thực hiện thu thập và xử lý thơng tin một cách chính xác

- Đối với doanh nghiệp

+ Ngân hàng cần phải biết bản chất các hoạt động của doanh nghiệp, những sản phẩm nào được sản xuất, được buôn bán, những sản phẩm dịch vụ nào được đưa ra, được coi là hàng hố chính hay hàng hố phụ, phục vụ cho mục đích tiêu dùng hay sản xuất. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thu thập thơng tin về tính ổn định của nguồn nguyên liệu, lao động, thị trường nơi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm.

+ Để có được đầy đủ thơng tin về tình trạng tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng phải xem xét báo cáo tài chính, thu thập các thơng tin về tình hình vay trả của đơn vị vay vốn trong quá khứ, để từ đó đưa ra đánh giá về uy tín của đơn vị vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cần điều tra các thơng tin từ bên ngoài như điều tra về nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều tra từ bạn hàng của đơn vị vay vốn, các nguồn thông tin từ trung tâm thơng tin tín dụng tại ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên hoạt động của trung tâm này cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, ngân hàng cần trang bị các phương tiện thông tin hiện đại, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, làm cơng tác thu nhập thơng tin phịng ngừa rủi ro để tran cứu thông tin về doanh nghiệp được chinh xác, qua đó ngân từng bước sàng lọc và chọn khách hàng để đầu tư.

+ Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với doanh nghiệp sẽ giúp cho ngân hàng có điều kiện nắm vững thơng tin có liên quan đến khách hàng, đánh giá được đúng chất lượng khách hàng, tiết kiệm được chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát. Thông qua việc quan hệ thanh tốn với ngân hàng, có thể nắm bắt được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào số dư trên tài khoản của họ, ngân hàng biết được khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, cũng như quan hệ của họ với các bạn hàng trong việc mua nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là cách tốt nhất để thu thập thông tin về doanh nghiệp, là cơ sở để ngân hàng tiết kiệm chi phí thẩm định và tránh được rủi ro về đạo đức.

- Đối với hộ sản xuất

Nguồn thông tin thu thập chủ yếu là tuổi, trình độ học vấn, đạo đức, khả năng, kỹ năng lao động, tình hình kinh tế và kinh nghiệm sản xuất, các tệ nạn xã hội. Ngồi ra cần tìm hiểu thêm qua chính quyền địa phương để xác định rõ thêm về tư chất của hộ vay. Như vậy, trên cơ sở thông tin đã thu thập được,

ngân hàng tiến hành phân tích và xử lý thơng tin để từ đó đưa ra những quyết định chính xác, có đầu tư hay khơng.

* Phân tích tài chính đơn vị vay vốn

Việc thường xuyên phân tích tài chính đơn vị vay vốn để hiểu rõ năng lực tài chính đơn vị, từ đó làm cơ sở đưa ra những phán quyết tín dụng là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng cần đi sâu phân tích các khoản phải thu, phải trả, thu nhập và chi phí, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hố, đồng thời tính tốn được hệ thống các chỉ số, đặc biệt là chú trọng các chỉ số đánh giá khả năng thanh tốn.

Nên duy trì phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của đơn vị vay vốn 6 tháng 1 lần để kịp thời phân loại khách hàng trong từng thời kỳ, từ đó có định hướng đầu tư và cơ chế ưu đãi phù hợp.

* Đánh giá tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh và trình độ của người điều hành

Dựa vào hồ sơ xin vay của khách hàng và các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau, Ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh mà khách hàng sử dụng vốn vay để đầu tư. Bởi phương thức sản xuất kinh doanh có khả thi, có triển vọng tốt sẽ phần nào đảm bảo vốn vay của ngân hàng chắc chắn được hoàn trả. Hơn nữa, phương án đem lại hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm của người quản lý. Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh thì với một người quản lý năng động, sáng tạo và có kinh nghiệm sẽ có thể giải quyết một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Đây cũng là một yếu tố đáng quan tâm trước khi xem xét có cho vay hay khơng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Bách Khoa.doc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w