2005 – 2007
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng – tài chính của nước ta không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng.
Cùng với xu hướng đó, toàn hệ thống VPBank cũng như VPBank Trần Duy Hưng không ngừng tự hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Bảng 2.1: tình hình kinh doanh của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 I. Thu nhập từ lãi 983 3.569 4.321 1. Thu từ lãi 1.481 11.239 13.203 2. Chi từ lãi 498 7.670 8.882
II. Thu nhập ngoài lãi -758 -523 -729
1. thu ngài lãi 308 614 755
2. Chi ngoài lãi 1.066 1.137 1.484
III. Thu nhập trước thuế
225 3.046 5.206
Nguồn: Báo cáoQKD VPBank Trần Duy Hưng từ 2005 đến 2007 Biểu đồ2.1: Thu nhập trước thuế của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 -2007
thu nhập trước thuế VPBank Trần Duy Hưng 225 3.046 5.206 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2005 2006 2007
thu nhập trước thuế VPBank Trần Duy Hưng
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh cảu chi nhánh. Với những chiến lược đúng đắn, tất cả các chỉ tiêu của VPBank Trần Duy Hưng đều tăng. Nhờ đó, đã bù đắp được chi phí ngoài lãi là khá lớn, và đảm bảo mức lợi nhuận trước thuế cho chi nhánh.
Với tình hình như hiện nay,có thể khẳng định chắc chắn rằng ,nhưng năm tiếp theo chi nhánh sẽ có những bước tiến còn xa hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động huy động vốn
Tình hình hoạt động huy động vốn của các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc VPBank Thăng Long đến 31/12/2007.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động huy động vốn của các chi nhánh, phòng
giao dịch thuộc VPBank Thăng Long đến 31/12/2007
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Tổng huy động Thị trường Khác I II TG TT TGTK CN Thăng Long 1.252.949 96.871 1.153.066 0 3.012
VPBank Giảng Võ 107.658 12.416 95.242 0 0 VPBank Thanh Xuân 149.956 10.259 139.697 0 0
VPBank Cầu Giấy 204.453 15.985 188.468 0 0
VPBank Phạm V. Đồng 35.947 9.358 26.589 0 0
VPBank Mỹ Đình 106.135 10.361 95.774 0 0
VPBank Trung Hòa 27.125 5.486 21.639 0 0
VPBank Kim Liên 52.357 4.369 27.988 0 0
VPBank Lê Trọng Tấn 26.354 4.354 22.000 0 0
VPBank Hoàng Q Việt 31.068 3.125 27.943 0 0
VPBankTrầnDuy Hưng 66.415 1.254 15.161 0 0
VPBank Trung Yên 14.549 958 13.591 0 0
VPBank Nguyễn P.Sắc 19.489 751 18.738 0 0
VPBank Liễu Giai 27.306 536 26.770 0 0
VPBank Thành Công 20.125 499 19.626
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của các chi nhánh và phòng giao dịch) Mặc dù, VPBank Trần Duy Hưng với nhiều lần thay đổi địa điểm mới, nhưng hoạt động huy động vốn có nhiều kết quả khả quan, trong đó hầu hết là huy động trên thị trường I. Trừ các chi nhánh câp II trực thuộc VPBank Thăng Long như VPBank Giảng Võ, VPBank Thanh Xuân, VPBank Cầu Giấy, VPBank Mỹ Đình, VPBank Trần Duy Hưng luôn đạt kết quả hoạt động huy động vốn tốt hơn nhiều so với các phòng giao dịch khác .
Hoạt động cấp tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng là mảng kinh doanh chính mang lại lợi nhuận chính cho PGD, do đó , việc đẩy mạnh doanh số cho vay nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng là rất khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn các NH liên tục mở rộng mạng lưới tại khu vực Hà Nội.
Tuy nhiên, với phương châm phục vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình, trình độ cán bộ tín dụng cao và điều kiện cơ sở vật chất tốt, hoạt động của VPBank Trần Duy Hưng vẫn tăng trưởng tốt, tính đến 31/12/2007.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cấp tín dụng của các chi nhánh,
phòng giao dịch thuộc VPBank Thăng Long đến 31/12/2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Tổng dư nợ Nợ cần chú ý Nợ xấu Tỉ lệ nợ xấu
CN Thăng Long 869.888 9.128 1.674 0,1924%
VPBank Thăng Long 301.151 2.986 581 0,1929%
VPBank Giảng Võ 95.968 1.329 51 0,0531%
VPBank Thanh Xuân 123.128 1.520 153 0,1243%
VPBank Cầu Giấy 159.486 2.016 889 0,5574%
VPBank Phạm V. Đồng 17.128 29 0 0%
VPBank Mỹ Đình 21.486 15 0 0%
VPBank Trung Hòa 22.198 10 0 0%
VPBank Kim Liên 9.179 24 0 0%
VPBank Lê Trọng Tấn 25.263 32 0 0%
VPBank Hoàng Q Việt 32.185 987 0 0%
VPBankTrầnDuy Hưng 95.548 19 0 0%
VPBank Trung Yên 19.281 16 0 0%
VPBank Nguyễn P.Sắc 4.398 14 0 0%
VPBank Liễu Giai 21.351 108 0 0%
VPBank Thành Công 32.569 23 0 0%
(Nguồn: báo cáo KQKD của các chi nhánh và phòng giao dịch của VPBank Thăng Long đến 30/12/2007)
Dư nợ của VPBank Trần Duy Hưng năm 2005 là 45.156 triệu đồng, năm 2006 là 78.468 triệu đồng. Dư nợ tăng nhanh qua các năm, tốc độ tăng khoảng 80% nhưng chất lượng tín dụng luôn được đạt lên hàng đầu, không có nợ xấu, nợ cần chú ý chỉ có 19 triệu đồng trong cả năm.
Các hoạt động khác:
Các hoạt động dịch vụ như thanh toán quốc tế, mở L/C, nhờ thu, chuyển tiền ra nước ngoài có chiều hướng tăng nhưng chưa cao. Đây là một thách
thức đặt ra cho toàn thể cán bộ nhân viên phải nỗ lực hơn để năng cao tỷ trọng thu dịch vụ.
2.5. Thực trạng cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng
2.5.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của VPBank
Cơ sở pháp lý đầu tiên áp dụng cho tất cả các hoạt động của NHTM là Luật các TCTD số 07/1997/QHX và luật số 20/2004/QHXI về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.
Tiếp theo là Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN về quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng. Sau đó là quyết định số 127/2005/QĐ NHNN và Quyết định783/2005/QĐ- NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay. Đây là cơ sở cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ôtô nói riêng của NHTM.
Dựa trên các cơ sở đó, VPBank ban hành “ Quy chế cho vay đối với khách hàng” theo Quyết định 467/2002/QĐ- HĐQT và Quyết định số 144/ 2005/QĐ. Đây là hai quyết định cụ thể hóa các điều kiện khoản trong quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNNcủa thống đốc NHNN vào thực tế của VPBank. Đồng thời, HĐQT cũng ban hành “ Quy trình nghiệp vụ tín dụng” theo quyết định số 427- 2002/HĐQT để hướng dẫn chi tiết những nghiệp vụ mà các nhân viên tín dụng phải thực hiện khi cho vay đối với khách hàng.
Ngày 13/02/2002, HĐQT đã ban hành quyết định số 471-2002/QĐ- HĐQT về “ thể lệ cho vay mua ôtô”. Trong đó, VPBank quy định một số vấn đề cụ thể hoạt động cho vay trả góp mua ôtô như: thời hạn, lãi suất áp dụng... Sau đó, HĐQT đã ban hành Quyết định 207-2005/QĐ- HĐQT để thay thế quyết định này.
Ngày 22/09/2006, Tổng giám đốc VPBank đã ban hành thêm quyết định số 2183/2006/QĐ- TGĐ về “ thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ôtô đã qua sử dụng” và Quyết định 2330/2006/QĐ- TGĐ về sửa đổi một số điều của “ thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ôtô đã qua sử dụng”. Theo Quyết định này, VPBank đã cho phép khách hàng có thể dùng chính chiếc xe đã qua sử dụng hình thành từ vốn vay làm TSBĐ cho khoản vay, chứ không nhất thiết phải là xe mới.
2.5.2. Quy trình cho vay trả góp mua ôtô củaVPBank Trần Duy Hưng
Theo quy trình nghiệp vụ tín dụng do chủ tịch HĐQT ban hành kèm theo quyết định số 427-2002/QĐ-HĐQT ngày 13/05/2002. Hoạt động cho vay trả góp mua ôtô có quy trình bao gồm 8 bước. Dưới đây là sơ đồ thể hiện quy trình tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoài Quốc doanh – VPBank.
VPBank Trần Duy Hưng cũng thực hiện theo quy trình này. Sơ đồ: Quy trình cho vay trả góp mua ôtô của VPBank
Sơ đồ2.2 Quy trình cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy
Riêng quy trình hoàn tất hồ sơ tín dụng và giải ngân, hoạt động cho vay trả góp mua gồm những bước sau:
-Bước 1: Sau khi BTD/HĐTD xét duyệt hồ sơ vay, VPBank gửi văn bản cho đại lý bán xe và khách hàng vay về số tiền mà ngân hàng đồng ý cho vay.
Ngân hàng quảng cáo:
- trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi...
Khách hàng đến ngân hàng xin vay vốn
NV A/O :
- Làm việc với KH
- Hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn
Phòng thẩm định TSĐB
- Thực hiện định giá TSĐB - lập tờ trình
4. NV A/O cá nhân tập hợp hồ sơ trình ban TD/ Hội đồng tín dụng
- Tờ trình thẩm định TSĐB
- Tờ trình của nhân viên A/O cá nhân - Hồ sơ KH cung cấp
5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
P. thẩm định TSĐB:
- Lập hợp đồng bảo đảm tiền vay - Làm thủ tục công chứng và nhận bàn giao tài sản
NV A/O nhập kho hồ sơ TSBĐ, lập Hợp đồng tín dụng...trình lãnh đạo ký.
6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng
NV A/O chuyển Hợp đồng tín dụng đến bộ phận Giao dịch để giải ngân.
7. Kiểm tra và xử lý nợ vay
- NV A/O chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính và hoạt động của KH, theo dõi thu gốc, lãi... - P.Thẩm định TSĐB kiểm tra về TSĐB. - Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ kiểm tra lại việc thu lãi
8. Tất toán Hợp đồng tín dụng
3. Thẩm định hồ sơ
NV A/O:
- Tiến hành thẩm định chung về KH - Chuyển hồ sơ TSĐB sang phòng thẩm định TSĐB.
Số tiền còn thiếu, khách hàng phải nộp vào tài khoản của đại lý bán xe mở tại VPBank ( hoặc nộp tiền mặt tại đại lý bán xe).
-Bước 2: Đại lý bán xe ra hóa đơn bán hàng và cùng khách hàng đi nộp thuế trước bạ, làm thủ tục đăng ký biển số xe, đăng ký lưu hành và mua bảo hiểm vật chất xe.
-Bước 3: Sau khi có đăng kí xe của phòng cảnh sát giao thông. Nhân viên. Nhân viên VPBank (A/O cá nhân- thẩm định TSĐB) cùng với khách hàng tiến hành công chứng Hợp đồng cầm cố
-Bước 4: Ngân hàng và khách hàng vay kí hợp đồng tín dụng, giải ngân chuyển vào tài khoản của đại lý bán xe mở tại VPBank (hoặc chuyển vào tài khoản khác theo chỉ định của đại lý bán xe).
-Bước 5: VPBank thông báo việc đã cầm cố xe cho cơ quan chức năng. Đồng thời cấp giấy sao y theo quy định để đưa xe vào sử dụng.
Nếu khách hàng mua ôtô đã qua sử dụng mà khoản vay được bảo đảm bằng chính chiếc ôtô sẽ mua bằng vốn vay thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
Việc định giá xe không những chỉ căn cứ vào giá trên hợp đồng mua xem mà phải dựa trên kết quả đánh giá thực tế chất lượng xe.
Cần có sự hợp tác chặt chẽ với những cơ sở có chuyên môn kỹ thuật ôtô để tham khảo khi định giá xe.
Hồ sơ định giá cần lưu kèm tối thiểu 1 văn bản đánh giá chất lượng và giá trị xe của cơ sở chuyên môn kỹ thuật.
Thể lệ cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank nói chung và VPBank Trần Duy Hưng nói riêng bao gồm những nội dung sau:
Nguyên tắc cho vay mua ôtô tại VPBank cũng chính là nguyên tắc cấp tín dụng được áp dụng trên toàn bộ hệ thống VPBank. Gồm 3 nguyên tắc sau:
Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết Hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn quy định
Tiền vay được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được bên thứ 3 bảo lãnh
Điều kiện vay
Để vay được vốn, khách hàng phải có đủ các điều kiện sau: Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận: mua ôtô Phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết
Phải có tài sản đảm bảo hoặc được bên thứ 3 bảo lãnh. Khách hàng có thể dùng chính chiếc xe ðýợc hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Nếu chiếc xe ôtô đó là xe đã qua sử dụng thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thời hạn đã sử dụng của xe không quá 5 năm từ ngày xuất xưởng. Quãng đường chạy không quá 150.000km.
Chất lượng chạy xe không dưới 70% theo đánh giá của cơ sở chuyên môn kỹ thuật và/hoặc cán bộ thẩm định của VPBank .
Tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo đảm tín dụng của Nhà nước và VPBank.
Là chi phí hình thành giá trị chiếc xe, không bao gồm chi phí nộp thuế và các chi phí khác liên quan đến việc đăng kí, lưu hành xe.
Phạm vi cho vay
Hình thức cho vay trả góp mua ôtô được áp dụng đối với các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp... với mục đích mua ôtô để sử dụng phục vụ nhu cầu đi lại của cá nhân, hộ gia đình hoặc để sử dụng trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp hay làm kinh doanh:, kinh doanh taxi, cho thuê, vận tải hành khách, hàng hóa.
VPBank chỉ thực hiện cho vay trực tiếp đối với từng khách hàng mà không cho vay gián tiếp qua các đại lý bán xe.
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay xác định căn cứ vào mục đích vay vốn, nguồn và kế hoạch trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo, và được quy định cụ thề như sau:
Mua ôtô mới 100%:
Nếu khách hàng dùng chính chiếc xe hình thành từ nguồn vốn vay làm tài sản đảm bảo thì thời hạn tối đa là 4 năm(đối với xe phục vụ nhu cầu đi lại của cá nhân, hộ gia đình) hoặc 3 năm(đối với xe sử dụng để kinh doanh taxi,vận tải, cho thuê, chở khách...)
Nếu khách hàng sử dụng tài sản khác làm tài sản đảm bảo, thì thời hạn cho vay cụ thể sẽ xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ và mức cho vay của VPBank, nhưng thời hạn cho vay tối đa là 6 năm.
Thời hạn cho vay tối đa là 3 năm(đối với xe phục vụ nhu cầu đi lại của cá nhân, hộ gia đình)hoặc 2 năm(đối với xe sử dụng để kinh doanh taxi,vận tải, cho thuê, chở khách...)
Mức cho vay
Mức cho vay được căn cứ vào ôtô được mua là mới hay cũ và tài sản đảm bảo cho khoản vay
Mua ôtô mới 100%
Nếu khách hàng dùng chính chiếc xe hình thành từ nguồn vốn vay làm tài sản đảm bảo thì mức cho vay tối đa là 70% giá trị xe.
Nếu khách hàng sử dụng tài sản khác làm tài sản đảm bảo là 90% giá trị xe. Tỷ lệ tiền cho vay tính trên giá trị tài sản đảm bảo thực hiện như sau:
• Bất động sản: tỷ lệ tiền vay tối đa là 55% giá trị tài sản đảm bảo do cán bộ thẩm định của VPBank định giá
• Chứng từ có giá do Chính phủ hoặc các TCTD nhà nước phát hành: tỷ lệ tiền vay tối đa là 90% tính trên mệnh giá của các giấy tờ đó
• Cổ phiếu của các NHTMCP phát hành và các trường hợp khác: do Ban tín dụng/ Hội đồng quản trị quyết định.
Mua ôtô đã qua sử dụng:
Nếu khách hàng dùng chính chiếc xe hình thành từ nguồn vốn vay làm tài sản đảm bảo thì mức cho vay tối đa là 60% giá trị xe.
Nếu khách hàng sử dụng tài sản khác làm tài sản đảm bảo là 90% giá trị xe.
Áp dụng theo khung lãi suất cho vay do Tổng giám đốc VPBank quy định trong từng thời kỳ căn cứ vào thời hạn cho vay.
Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn mua ôtô trả góp gồm các giấy tờ sau:
Giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của khách hàng.
Giấy đề nghị vay vốn và phương án trả nợ(theo mẫu của VPBank ).