63 Buổi tối thứ bảy và chủ nhật:

Một phần của tài liệu khai thác các công trình tưởng niệm nữ tướng lê chân tại hải phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 63 - 65)

- Buổi tối thứ bảy và chủ nhật:

+ Hát Chầu văn, Hầu đồng tại đình An Biên, hát Ca trù tại Đền Nghè

+ Thi Múa lân, bày mâm cỗ Trung thu và các hoạt động vui tết trung thu cho trẻ em tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân.

(Nguồn chương trình: Bảo tàng Hải Phịng)

Có thể thấy, so với Lễ hội được tổ chức tại Đền Nghè năm 2012 đã trình bày ở trên, lễ hội năm 2011 có qui mơ hơn hẳn. Lễ hội nhằm tôn vinh công đức của Nữ tướng Lê Chân, người đã có cơng khai hoang, lập ấp An Biên Trang xưa - thành phố Hải Phòng ngày nay; tiếp tục phát huy giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, giáo dục thế hệ trẻ hơm nay về lịng yêu nước thương dân, lòng tự hào dân tộc Việt. Đáng chú ý nhất trong phần Lễ của lễ hội là Lễ rước bắt đầu từ Đền Nghè đi ra đường Nguyễn Đức Cảnh, qua đường Cát Cụt, đường Hai Bà Trưng để thắp hương dâng lễ tại Đình An Biên, sau đó về Tượng đài Nữ tướng Lê Chân với các nghi thức cổ truyền như cờ hội, dàn bát âm, dàn bát biểu, hương án, đòn bát cống, kiệu võng, đội sanh tiền, tế Nữ quan. Đồn rước đã thu hút sự quan tâm của đơng đảo nhân dân thành phố và khách mời đến tham dự lễ hội. Có thể nói, Hội lễ đã tơ điểm cho sắc thu Hải Phòng thêm linh diệu, rực rỡ. Theo đó, khơng gian thiêng của lễ trải rộng từ đền Nghè, đình An Biên đến khu tượng đài nữ tướng Lê Chân. Lễ hội cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cổ truyền và hiện đại, bên cạnh các trò chơi dân gian như đấu vật, cờ người, múa lân; bên cạnh các phần diễn xướng như hát chèo, biểu diễn ca trù, vẫn thấy thấp thoáng hơi thở của thời đại qua các sinh hoạt hội thơ và thi bày mâm cỗ cúng trung thu cho trẻ em vui chơi... Khơng chỉ có vậy, trong khuôn khổ Lễ hội, một cuộc hội thảo khoa học về Nữ tướng Lê Chân được tổ chức với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà sử học và quản lý văn hóa, nhằm làm rõ thêm về thân thế và sự nghiệp của Nữ tướng Lê Chân cũng như

64

công lao to lớn của Bà trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành độc lập dân tộc. Lễ hội năm 2011 cho thấy sự nỗ lực to lớn của Ban tổ chức trong việc đem lại một hình ảnh khác về một lễ hội chỉ có qui mơ cấp quận nhưng được tổ chức rất chu đáo với nhiều hoạt động phong phú, góp phần thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân thành phố và du khách gần xa đến với Hải Phòng trong dịp này.

Năm 2013, Lễ hội cịn được tổ chức qui mơ hơn nữa với sự quan tâm đầu tư của UBND thành phố Hải Phịng. Theo như đó thì Lễ hội kỷ niệm ngày sinh của nữ tướng Lê Chân (8/2 âm lịch) được xem là hoạt động mở đầu hưởng ứng năm du lịch quốc gia đồng bằng sơng Hồng - Hải Phịng năm 2013. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 16 tháng 3 đến 18 tháng 3 năm 2013 tức ngày 5,6,7 tháng 2 năm Quý tỵ, tại đền Nghè, đình An Biên và tượng đài nữ tướng Lê Chân.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, có rất nhiều hoạt động phong phú cả về phần lễ và phần hội đã được diễn ra. Phần tế nữ quan diễn ra tại Đền Nghè và đình An Biên sáng 16- 3 theo đúng nghi thức truyền thống. Lễ rước có 2 đồn tiến hành từ 6 giờ sáng ngày 17- 3, một đồn theo hành trình từ Đền Nghè ra đường Nguyễn Đức Cảnh, rẽ qua quán hoa, đường Quang Trung đến Tượng đài Nữ tướng Lê Chân; một đồn khởi hành từ đình An Biên ra đường Hai Bà Trưng, Cát Cụt, Nguyễn Đức Cảnh về quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân. Các đoàn rước đều có đội múa lân, cờ đỏ sao vàng, cờ hội, trống, chiêng, đoàn bát biểu, kiệu Long Đình; đồn nhạc bát âm, đoàn tế nữ quan, đoàn dâng lễ, đoàn phụ nữ, đoàn cựu chiến binh và đoàn lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, cơ sở tín ngưỡng và nhân dân các phường… Phần lễ chính ngày 17- 3 có màn đánh trống khai hội, biểu diễn trống hội, múa lân sư; lễ dâng hương, lễ tế tạ… Phần hội hấp dẫn bao gồm nhiều hoạt động như thi thể dục dưỡng sinh của Hội người cao tuổi; thi cắm tỉa hoa của Hội phụ nữ quận cùng các tiết mục hát ca trù, chèo cổ, nhạc cụ dân tộc, kịch…

65

Có thể nói, hịa chung trong khơng khí tươi vui đón mừng năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013, lễ hội tưởng niệm nữ tướng Lê Chân tại các di tích thờ Bà trong nội thành thành phố Hải Phòng đã để lại một dấu ấn khơng thể nào qntrong lịng du khách cũng như mang lại một ấn tượng sâu sắc về sức sống của một lễ hội cổ truyền giữa lịng một đơ thị trẻ. Tuy nhiên, để ấn tượng đó tiếp tục được duy trì, để các cơng trình di tích thờ nữ tướng Lê Chân trở thành những điểm tài nguyên du lịch hấp dẫn, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cịn có rất nhiều việc phải thực thi.

Một phần của tài liệu khai thác các công trình tưởng niệm nữ tướng lê chân tại hải phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 63 - 65)