Chương 3: Phương hướng hoạt động của công ty SONA trong thời gian tới và giải pháp thực hiện
3.1 Cơ hội và thách thức đối với công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đã không còn là vấn đề xa lạ như cách đây hàng chục năm, mà nó đang trở thành một xu thế tất yếu mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tuân theo nếu không muốn bị “bỏ rơi” khỏi thị trường thế giới rộng lớn, và Việt Nam cũng không hề nằm ngoài quy luật ấy. Ngay từ khi đất nước bắt đầu đổi mới, Việt Nam đã tiến hành quá trình hội nhập của mình thông qua mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới, tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế như ASEAN, APEC, ASEM… Và đặc biệt là váo cuối năm 2006, Việt Nam đã tham gia vào WTO, tạo thành một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Có thể nói rằng, chưa bao giờ chúng ta lại hội nhập sâu rộng như vậy. Quá trình hội nhập đã tạo nên những cơ hội lớn rộng mở và những thách thức, những nan đề cho các công ty Việt Nam. Bản thân Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA cũng đang phải đối mặt với những tác động tất yếu này.
3.1.1 Cơ hội
Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá
Khi Việt Nam gia nhập vào WTO và kí kết các hiệp định thương mại quốc tế song và đa phương thì các quốc gia thành viên sẽ tiến hành mở cửa thị trường cho Việt Nam. Các quốc gia này sẽ thực hiện việc giảm thuế, bãi bỏ hạn ngạnh và đơn giản hoá các thủ tục nhập khẩu cho hàng hoá Việt Nam. Đây chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu và phân phối hàng hoá của Việt Nam nói chung và Công ty SONA nối riêng để phát triển thị trường kinh doanh và tìm kiếm các đối tác và cơ hội kinh doanh mới.
Cơ hội cắt giảm chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa, gia tăng khả năng cạnh tranh
Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO sẽ phải tiến hành đơn giản hoá các thủ tục hải quan, cắt giảm thuế XNK, tương tự như vậy, các quốc gia khác cũng sẽ phải áp dụng điều này với các hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam. Đây chính là cơ hội cho Công ty SONA có thể giảm thiểu được chi phí khi tiến hành kinh doanh XNK hàng hoá; là cơ sở để giảm giá bán của các mặt hàng của Công ty, gia tăng sức cạnh tranh của Công ty với các đối thủ. Đây cũng chính là tiền đề giúp Công ty gia tăng doanh số và mở rộng quy mô kinh doanh.
Thuận lợi trong hoạt động kinh doanh do thay đổi thể chế và luật pháp
Trong tiến trình hội nhập của mình, Việt Nam sẽ phải tiển hành cải cách thể chế và luật pháp theo các thoả thuận đã kí. Đây được coi là nền tảng cơ sở cho sự phát triển kinh tế và hình thành môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh bình đẳng. Sự thay đổi này sẽ tác động trực tiếp đến tất cả các doanh nghiệp, công ty hoạt động tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong quá trình hoạt động.
3.1.2 Thách thức
Trong quá trình hội nhập của mình, Việt Nam sẽ phải mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài thông qua giảm thuế, bãi bỏ hàng rào phi thuế cho hàng hoá nhập khẩu. Điều này sẽ làm hàng hoá ngoại nhập xuất hiện nhiều hơn trên thị trường Việt Nam và có giá cả thấp hơn trước rất nhiều. Các công ty sản xuất, phân phối của nước ngoài sẽ có thể làm việc, bán sản phẩm trực tiếp tới các khách hàng Việt Nam. Do đó, những công ty nhập khẩu và phân phối hàng hoá như SONA sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất khốc liệt từ các công ty nước ngoài. Đứng trước áp lực này, Công ty sẽ phải tiến hành thay đổi phương thức làm việc, tăng năng suất lao động, giảm giá để có
thể duy trì và mở rộng thị trường phân phối trong nước. Nếu không làm tốt được những công việc này, Công ty có thể bị mất thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh.
Cùng với việc cắt giảm thuế thì chính phủ Việt Nam cũng phải thực hiện chế độ đối xử bình đẳng đối với tất cả mọi loại hình doanh nghiệp, xoá bỏ sự bảo hộ của nhà nước, tạo ra một môi trường cạnh tranh tự do. Quá trình này sẽ dẫn tới việc các doanh nghiệp nhà nước như Công ty SONA sẽ bị mất đi rất nhiều đặc quyền, đặc lợi trong hoạt động thuơng mại và dịnh vụ, đặc biệt là trong hoạt động nhập khẩu và phân phối hàng hoá của Công ty.