Nhóm giải pháp quảng bá tranh Đông Hồ ở trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian đông hồ, xã song hồ, huyện thuận thành, bắc ninh hiện trạng và hướng phát triển (Trang 26 - 28)

3.2.4.1Tăng cường quảng bá hình ảnh tranh dân gian Đông Hồ và hình ảnh của làng tranh đến với bạn bè trong và ngoài nước

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, thu hút khách qua đó, giúp các làng nghề tiêu thụ sản phẩm, duy trì sản xuất. Xây dựng và đưa các thông tin liên quan đến làng nghề như quá trình sản xuất, lịch sử phát triển, các truyền thuyết (nếu có), hình ảnh tranh Đông Hồ, ý nghĩa mỗi bức tranh lên website của ngành, địa phương và Internet.

Xuất bản các ấn phẩm chuyên về làng tranh và phân phát trong các hội chợ, hội thảo, phòng thông tin du lịch ở sân bay, nhà ga, khách sạn…Tổ chức đoàn khảo sát giới thiệu sản phẩm cho các công ty lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. Tăng cường quảng bá du lịch làng tranh Đông Hồ trên các báo, tạp chí, truyền hình trong và ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch trong nước.

Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố lân cận để đa dạng hóa lịch trình điểm đến của tour. Phối hợp những điểm du lịch làng nghề Bắc Ninh với những điểm

du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội của tỉnh và của Hà Nội, du lịch biển Hải Phòng, Quảng Ninh… để tạo ra những tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Qua đó có thể quảng bá hình ảnh của làng tranh Đông Hồ tới khách du lịch.

Tích cực đưa tranh Đông Hồ đến các điểm hội chợ hay các cuộc triển lãm trong và ngoài nước, tại các điểm này cần phải có các nghệ nhân giới thiệu về công đoạn làm tranh cũng như ý nghĩa mỗi bức tranh.

Một điểm quan trọng khi đến các làng nghề, khách tham quan thường có thói quen mua các sản vật của địa phương làm kỷ niệm, chính điều đó đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút khách du lịch cho các làng nghề.

3.2.4.2 Hợp tác quốc tế về nhiều mặt

Giải pháp này thể hiện đúng chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Hợp tác quốc tế cần được thực hiện ở hai mặt: Một mặt, tăng cường hội nhập quốc tế, tiếp thu công nghệ tiên tiến, tranh thủ nguồn vốn tài trợ cho các dự án bảo tồn, phát huy di sản tranh dân gian Đông Hồ; mặt khác, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giới thiệu giá trị của tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam qua các thời kỳ làm cho bạn bè quốc tế hiểu đúng về truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, cùng với những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ trong sáng tạo nghệ thuật của Đông Hồ. Đó cũng là con đường thích hợp nhất để thu hút khách du lịch đến thăm Đông Hồ, góp phần phát triển kinh tế- xã hội toàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và ngành du lịch nói riêng.

3.2.4.3 Mở rộng và phát triển đồng bộ các loại thị trường cho làng nghề Đông Hồ

Để tạo lập thị trường tốt cho làng nghề nói chung và Đông Hồ nói riêng, trước hết, Nhà nước cần:

Một là, tạo điều kiện và giúp đỡ làng nghề tái chinh phục thị trường Đông Âu và Nga, vì đây là thị trường xuất khẩu quen thuộc trước đây.

Hai là, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả cho làng nghề; tạo mọi điều kiện cho làng nghề nâng cao sức mạnh cạnh tranh để hòa nhập vào thị trường khu vực và thị trường quốc tế nhằm mở rộng phạm vi trao đổi tiêu thụ sản phẩm.

Ba là, khuyến khích và tạo điều kiện cho làng nghề phát triển về mẫu mã, kiểu cách của sản phẩm.

Bốn là, có kế hoạch bố trí sử dụng làng nghề làm gia công cho các doanh nghiệp ở đô thị và khu công nghiệp tập trung.

Năm là, thực hiện một cách nghiêm túc việc kiểm tra, kiểm soát để hạn chế việc kinh doanh hàng giả, hàng trốn lậu thuế. Tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, kết hợp khéo léo giữa lý thuyết “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” trong sự điều tiết hoạt động của trị trường.

Sáu là, xây dựng và khuyến khích phát triển hệ thống chợ làng trong làng nghề nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

Những hạn chế lớn về thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, đang là nguyên nhân làm chậm tốc độ phát triển của làng nghề truyền thống. Do vậy, để

28

phát triển làng nghề, trước hết cần xây dựng một hệ thống thị trường đồng bộ và thống nhất, tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của thị trường trong vùng và cả nước; đó là thị trường sản phẩm, thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường xuất khẩu và thị trường du lịch….

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian đông hồ, xã song hồ, huyện thuận thành, bắc ninh hiện trạng và hướng phát triển (Trang 26 - 28)