Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ về giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của dân tộc

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian đông hồ, xã song hồ, huyện thuận thành, bắc ninh hiện trạng và hướng phát triển (Trang 25)

là thế hệ trẻ về giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của dân tộc

Để nâng cao trình độ quản lý và tăng nhanh số lượng, trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất ở làng nghề cần phải có giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ theo các hướng sau :

- Nâng cao trình độ dân trí và học vấn cho người lao động trong làng nghề. - Một trong những tác nhân để các sản phẩm thủ công trở thành món ăn tinh thần độc đáo của người Việt Nam là công tác giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phải được coi trọng.

- Kết hợp chặt chẽ với các địa phương thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ trong làng nghề.

- Có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên du lịch từ những nghệ nhân hay các thợ nghề tại làng tranh.

- Một cách khác để nâng cao nhận thức của người dân là tích cực tuyên truyền về giá trị truyền thống tranh dân gian Đông Hồ như một di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Nếu có điều kiện, xây dựng nhiều cuốn phim truyền hình giới thiệu cho đông đảo quần chúng nhân dân.

Như vậy, việc tuyên truyền giới thiệu về làng tranh dân gian Đông Hồ ngày càng phát triển với nhiều hình thức và chất lượng cao hơn, các hình thức tuyên truyền sẽ phong phú hơn, đạt hiệu quả cao hơn nếu được các cấp lãnh đạo quan tâm và các nhà khoa học quan tâm hơn, dành nhiều thời gian hơn cho làng nghề tranh và nghề mã Đông Hồ.

Một phần của tài liệu Làng tranh dân gian đông hồ, xã song hồ, huyện thuận thành, bắc ninh hiện trạng và hướng phát triển (Trang 25)