• Cần lựa chọn một nhà tư vấn có kinh nghiệm để hỗ trợ tổ chức của bạn triển khai hệ thống ISO 9000. Nhà tư vấn không thể làm thay công việc của tổ chức nhưng nhà thư vấn giỏi sẽ xem xét và chỉ ra những việc tổ chức cần làm, làm bằng cách nào, ngoài ra do đã có nhiều kinh nghiệm tư vấn ISO 9000 ở các tổ chức trước đó cộng thêm tính khách quan, nhà tư vấn có thể giúp bạn nhận ra được tính hệ thống của công việc của tổ chức và chỉ ra những liên kết của tính
• Tổ chức phải đảm bảo nguồn lực sẵn sàng. Nguồn lực ở đây bao gồm nhân lực và tài lực. Cụ thể tại SPC, việc thành lập Ban Cải tiến chất lượng được hình thành từ nhiều cá nhân có kinh nghiệm ở tất cả các khâu chính của hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp hình thành hệ thống tài liệu tốt hơn. Việc quán triệt cho toàn bộ nhân viên nhận thức lợi ích của hệ thống ISO 9000 là điều cực kỳ quan trọng và tiên quyết cho thành công của hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức. Việc nhận thức không đúng hoặc không đầy đủ về lợi ích của hệ thống quản lý chất lượng sẽ gây ra các khó khăn đã đề cập ở trên. Nguồn tài chính là một yếu tố quan trọng khi thực hiện ISO 9000. Tổ chức sẽ phải mua sắm một số trang thiết bị như máy tính, máy in, thiết bị văn phòng, thiết bị đo lường,… để xây dựng hệ thống tài liệu, lưu trữ hồ sơ do đó sẽ cần một khoản tài chính cũng không nhỏ.
• Lập kế hoạch triển khai áp dụng ISO9000 một cách chi tiết. Việc hoạch định một cách chi tiết tiến trình áp dụng ISO9000 sẽ giúp bạn hình dung cần phải chuẩn bị nhân lực và tài lực như thế nào, khi nào và đánh giá rằng bạn đang ở đâu trong tiến trình đó, cần phải làm gì nếu tiến trình thực tế bị chậm so với kế hoạch đề ra.
• Thực hiện phương pháp “nhồi sọ” hay “mưa dầm thấm đất”. Việc thay đổi nhận thức một con người là rất khó và càng khó hơn khi thay đổi nhận thức cả một tổ chức, không có biện pháp nào có thể thay đổi nhận thức một sớm, một chiều, việc này phải làm thường xuyên, đều đặn, mỗi ngày một ít. SPC đã
các buội họp giao ban của từng phòng ban nội dung ISO là một nội dung không thể thiếu trong các biên bản cuộc họp.
• Kiên trì thực hiện ISO 9000 thông qua kiểm tra, đánh giá nội bộ. Việc tổ chức kiểm tra, đánh gía nội bộ thường xuyên sẽ giúp tổ chức kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các phát sinh không phù hợp theo ISO 9000. Đối với SPC, một năm tổ chức đánh giá nội bộ 2 lần, sau mỗi kỳ đánh giá nội bộ đều tổ chức cuộc họp có mặt lãnh đạo các phòng ban dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Tổng công ty để mổ xẻ các phát sinh, các hoạt động không phù hợp được phát hiện trong lần đánh giá nội bộ, cũng như đề ra các biện pháp khắc phục.
• Có chính sách khen thưởng kỷ luật rõ ràng việc tuân thủ theo các chuẩn mực của ISO9000. Đối với SPC chính sách thi đua khen thưởng trong việc áp dụng hệ thống ISO 9000 có tác dụng tích cực. Chính sách thi đau khen thưởng này phải dựa trên sự công bằng, vì mục tiêu chung.
Trên thế giới có nhiều hệ thống quản lý chất lượng như TQM, KAIZEN, 5S, …. ISO 9000 chỉ là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng trong số các hệ thống quản lý chất lượng đó. ISO 9000 không phải là tiêu chuẩn chất lượng, do đó phải hiểu rõ bản chất của hệ thống này khi áp dụng cho tổ chức để đảm bảo sự thành công với tổ chức.
Tài liệu tham khảo:
1) Quản trị chất lượng – Tác giả TS Tạ Thị Kiều An và TS Ngô Thị Ánh.
2) Tài liệu nội bộ “Tổng công ty Điện lực miền Nam – 35 năm xây dựng và phát triển” của Tổng công ty Điện lực miền Nam – xuất bản năm 2011.