Hộ chiếu thuyền viên do Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên để xuất

Một phần của tài liệu công tác thuyền viên của công ty inlaco sài gòn (Trang 46 - 50)

Việt Nam là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thuỷ nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải.

- Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu thuyền viên được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày.

3. Giấy chứng nhận sức khoẻ (Certificate of Health).

- Nếu thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo qui định của Tiêu chuẩn sức khoẻ thuyền viên thì được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sức khoẻ. Giấy chứng nhận sức khoẻ có giá trị trong thời gian 24 tháng kể từ ngày ký.

- Giấy chứng nhận sức khoẻ: được viết bằng tiếng Việt đối với các học viên, thuyền viên đi tuyến biển trong nước và viết song ngữ Việt-Anh đối với thuyền viên đi tuyến biển quốc tế

4. Các loại chứng chỉ chuyên môn của thuyên viên.

Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:

- Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản. - Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt. - Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ. a. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

- GCNKNCM do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.

- GCNKNCM có giá trị sử dụng không quá 5 năm kể từ ngày cấp. b. Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản

- Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản do cơ sở huấn luyện cấp cho thuyền viên, người học đã hoàn thành chương trình huấn luyện cơ bản về kỹ thuật cứu sinh, phòng cháy, chữa cháy, sơ cứu y tế cơ bản, an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, phù hợp với quy định của Công ước STCW.

- Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản không hạn chế thời gian sử dụng. c. Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt

- Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt do cơ sở huấn luyện cấp cho thuyền viên, người học đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện đặc biệt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, phù hợp với quy định của Công ước STCW, sau đây:

+ Làm quen tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách hoặc tàu khách Ro-Ro;

+ An toàn.

- Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt có giá trị sử dụng không quá 5 năm kể từ ngày cấp.

d. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ

- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ do cơ sở huấn luyện cấp cho thuyền viên, người học đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, phù hợp với quy định của Công ước STCW và các công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, sau đây:

+ Quan sát và đồ giải Radar;

+ Thiết bị đồ giải radar tự động (ARPA);

+ Hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC);

+ Chữa cháy nâng cao; + Sơ cứu y tế;

+ Chăm sóc y tế;

+ Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn; + Xuồng cứu nạn cao tốc; + Sỹ quan an ninh tàu biển; + Quản lý nhân lực buồng lái; + Quản lý nhân lực buồng máy; + Tiếng Anh hàng hải;

+ Hải đồ điện tử;

- Giấy chứng nhận huấn luyện GOC, ROC có giá trị sử dụng không quá 5 năm kể từ ngày cấp; các Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ khác không hạn chế thời gian sử dụng.

5. Hợp đồng thuyền viên.

KẾT LUẬN

Hoạt động xuất khẩu thuyền viên ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thuyền viên là không hề nhỏ. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu thuyền viên của nước ta hiện nay cũng gặp khó khăn. Cùng với nguyên nhân do sự cạnh tranh gay gắt từ lực lượng thuyền viên của các quốc gia có biển như Philipines, Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia,… những điểm yếu của thuyền viên Việt Nam cũng là một trở ngại không nhỏ.

Nhìn chung, thuyền viên Việt Nam bên cạnh những điểm mạnh như có khả nănsg tiếp thu nhanh kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ, dễ hòa đồng trong thuyền bộ đa quốc tịch... nhưng hạn chế cơ bản nhất của thuyền viên Việt Nam là ngoại ngữ, tác phong công nghiệp và sức khỏe. Chính điều này đã khiến thuyền viên Việt Nam (và nhiều nước Châu Á khác) đang phải nhận mức lương thấp hơn qui định của quốc tế.

Mục tiêu của Inlaco Sài Gòn là thu hút và đào tạo những thuyền viên có tiềm năng và đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của những chủ tàu nước ngoài. Do đó công ty không ngững đưa ra những chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhằm kích thích thuyền viên làm việc tốt cũng như cảm thấy yên tâm khi công tác. Công ty đã tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo, tạo điều kiện để thuyền viên có bằng sỹ quan, nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ sỹ quan trẻ, Cùng với đó

Cuối cùng em xin được chân thành cảm ơn thầy Bùi Thanh Hải cùng toàn thể các anh, chị, cô, chú trong công ty Công ty cổ phần vận tải biển và hợp tác lao động quốc tế ( INLACO Sài Gòn ) chi nhánh Hải Phòng đã hết lòng nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập.

Một phần của tài liệu công tác thuyền viên của công ty inlaco sài gòn (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w