Các chính sách đối với thuyền viên của công ty

Một phần của tài liệu công tác thuyền viên của công ty inlaco sài gòn (Trang 31 - 46)

3.3.1. Chính sách đãi ngộ đối với thuyền viên trong thời gian xuất khẩu:

Đãi ngộ vật chất với thuyền viên xuất khẩu bao gồm: lương tháng, lương thưởng, phụ cấp (đi lại, độc hại…), các chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Đãi ngộ phi vật chất đối với thuyền viên xuất khẩu bao gồm các chính sách về bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ nghỉ ngơi, làm việc, điều kiện làm việc, thăng tiến, kiểm tra sức khỏe,…

Lương tháng: Lương tháng do chính chủ tàu nước ngoài thuê thuyền viên

quy định, công ty dựa vào bảng lương đã ký kết với chủ tàu để tra lương theo thỏa thuận với thuyền viên

Trong đó

Lương tháng = (lương căn bản + Lương phép) + Lương làm thêm giờ + Phụ cấp độc hại (Tàu hóa chất, dầu) – (Phí đào tạo + Phụ thu)

Công ty sẽ thu lại một phần chi phí và phụ phí trong quá trình đào tạo: Phí đào tạo = (Lương chính + Lương phép ) x 12,5%

(Theo nghị định 81/2003/NĐCP ngày 17/7/2003 về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài)

Phụ thu < (Lương chính + Lương phép) x 11%

(Thỏa ước lao động tập thể được thông qua tại Đại hội CNVC ngày 14/01/2006 và đăng ký tại bộ LĐTBXH TP.HCM)

Phần phụ thu được dùng để:

- Mua các loại bảo hiểm cho thuyền viên. - Hỗ trợ kinh phí đào tạo.

Lưu ý: Phần phụ thu này sẽ được tính toán lại nếu dư sẽ bổ sung vào quỹ tiền thưởng tết, nếu thiếu sẽ đươc trích bổ sung vào năm sau.

Lương tháng sẽ được thuyền trưởng tàu ngoại trả trực tiếp cho thuyền viên trên tàu, phần còn lại sẽ chuyển về gia đình thông qua Inlaco Sài Gòn theo đúng quy định của pháp lệnh 28/2005/PL-UBTVQH11 về quản lý ngoại hối.

Lương căn bản: Do công ty quy định cho từng chức danh trên tàu theo

bảng lương thỏa thuận đã ký kết với chủ tàu nước ngoài.

Lương phép (dựa trên bảng lương ký với chủ tàu nước ngoài)

Do đặc thù công việc, thuyền viên phải luân phiên nhau làm việc theo ca hay theo giờ hành chính, kể cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ để đảm bảo hành trình chạy tàu và thực hiện công việc theo yêu cầu của vận tải biển được hưởng nguyên lương. Công ty bổ sung lương phép vào tiền lương hàng tháng của thuyền viên nhằm cân đối với lao động làm việc trên bờ.

Lương làm thêm giờ (dựa trên bảng lương ký với chủ tàu nước ngoài.

Thông thường , lương làm thêm bằng tổng lương làm thêm ngày lễ, ngày nghỉ và ngày thường. Khi thuyền viên làm việc trên tàu thì mức lương này phụ thuộc vào tập quán làm việc của chủ tàu quy định. Công ty chỉ dựa trên bảng lương thỏa thuận với chủ tàu nước ngoài để trả lương cho thuyền viên.

Tiền lương thưởng

• Đối tượng thưởng: tất cả sỹ quan, thuyền viên có mặt và làm việc trên tàu. • Số thuyền viên đã chấm dứt hợp đồng trong năm và số thuyền viên xin

nghỉ việc, bỏ việc, chờ giải quyết chế độ trước ngày 31/12 thì không được xét thưởng năm.

• Tiền thưởng năm của sỹ quan, thuyền viên phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và mức độ hoàn thành công việc, ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật nội quy lao động của công ty, ý thức hợp tác, tinh thần chủ động, sáng tạo trong công việc của từng người.

• Thời gian tính tiền thưởng của thuyền viên: tiền thưởng năm của thuyền viên gồm 2 phần: tiền thưởng tính cho thời gian làm việc trên tàu và tiền thưởng tính cho số tháng dự trữ (có mức thưởng khác nhau).

• Các trường hợp thuyền viên không được tính thưởng:

- Thuyền viên bị kỷ luật rời tàu hay xin rời tàu vì lý do cá nhân, chưa được công ty bố trí đi tàu khác.

- Thuyền viên bị cắt hụ cấp chờ việc, không sẵn sàng đi tàu hay xin nghỉ đi học tự túc thì không được thưởng cho thời gian đó.

• Đối với thuyền viên có thời gian làm việc trên các tàu nước ngoài và tàu của các công ty khác trong nước thì được tính như sau:

- Sỹ quan quản lý: 300.000 x số tháng làm việc trên tàu. - Sỹ quan vận hành: 200.000 x số tháng làm việc trên tàu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các chức danh khác và thực tập: 80.000 x số tháng làm việc trên tàu. • Thời gian đi làm không tròn tháng:

- Phần lẻ nhỏ hơn 15 ngày thì tính nửa tháng. - Phần lẻ từ 15 ngày trở lên thì tính tròn 1 tháng.

Phụ cấp:

 Khi điều động:

• Khi điều động bình thường: Thuyền viên đi bằng tàu hỏa, theo giá vé thực tế nhưng không quá giá vé máy bay của cùng tuyến đường. Thuyền viên đi máy bay thanh toán giá vé.

• Khi điều động gấp: thanh toán vé máy bay hay giá vé thực tế của phương tiện theo yêu cầu, hướng dẫn của công ty.

Thuyền viên nhập/rời tàu qua cửa khẩu sân bay (Tân Sơn Nhất, Nội Bài): công ty sẽ thu xếp xe để đưa đón thuyền viên nhập và rời tàu nơi tập kết ra sân bay. Với số lượng tối thiểu là 3 thuyền viên cho 1 đợt nhập/rời tàu. Nếu có trên 3 thuyền viên rời tàu với trên số thuyền viên có nơi cư trú khác biệt và trái tuyến nhau, thuyền viên tự thu xếp phương tiện và công ty trợ cấp tiền tàu xe theo định mức trên. Nếu nhóm dưới 3 thuyền viên

Bảng: Định mức thanh toán tiền trợ cấp tàu xe cho thuyền viên nhập/rời tàu

STT Nơi cư trú thuyền viên nhập/rời tàu

Định mức trợ cấp

(VNĐ)

Qua cửa khẩu Nội Bài

1 Hà Nội (và khu vực lần cận) 100.000

2 Bắc Ninh, Bắc Giang (và khu vực lần cận) 150.000 3 Hải Dương, Hưng Yên (và khu vực lần cận) 150.000 4 Ninh Bình, Nam Định (và khu vực lần cận) 220.000 5 Quang Ninh, Thái Bình (và khu vực lần cận) 250.000

6 Hải Phòng (và khu vực lần cận) 250.000

7 Thanh Hóa (và khu vực lần cận) 300.000

8 Nghệ An, Hà Tĩnh (và khu vực lần cận) 400.000

Qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất

9 TP. HCM (và khu vực lần cận) 80.000

10 Các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ (và khu vực lần cận) 120.000 11 Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Lạt (và khu vực lần cận) 150.000 12 Nha Trang, Khánh Hòa, Quy Nhơn (và khu vực lần cận) 200.000 13 Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng (và khu vực lần cận) 400.000

 Tiền ăn:

Căn cứ vào cự li hành trình, tuyến, điều kiện và cường độ làm việc…công ty sẽ đưa ra định mức về tiền ăn đối với thuyền viên.

Bảng: Phụ cấp tiền ăn cho thuyền viên

STT TIỀN ĂN ĐỊNH MỨC

1 Tuyến châu ẤU, châu Mỹ, châu Phi, châu

Úc, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương 7USD/ngày/người

2 Các tuyến còn lại 5USD/ngày/người

3 Tiền ăn 5 ngày tết Gấp đôi

Tiền tiếp khách: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với phụ cấp tiếp khách, công ty chỉ áp dụng cho chức danh thuyền trưởng nhằm phục vụ công tác ngoại giao khi tàu cập cảng.

Bảng: Phụ cấp tiền tiếp khách

STT TIỀN TIẾP KHÁCH ĐỊNH MỨC

1 Cảng trong nước 1.000.000 VNĐ/cảng

2 Cảng nước ngoài 100 USD/cảng

3

Một số cảng đặc biệt: kênh đào Suez, Phillipine, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Srilanka, Trung Đông, Nga

200 USD/cảng

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm P&I, bảo hiểm tai nạn, kinh

phí công đoàn:

Sau khi được tiếp nhận và công ty, thuyền viên sẽ được công ty đóng bảo hiểm các loại theo mức sau:

Bảo hiểm y tế: Được mya bảo hiểm y tê strong nước trong thời gian chờ việc với mơcs 4,5% tiền lương cơ bản, trong đó thuyền viên đóng 1,5%, công ty có trách nhiệm đóng 3% còn lại.

Các bệnh sau không được cơ quan Bảo Hiểm y tế thanh toán:

• Bệnh xã hội (tâm thần, phong, lao, sốt rét do đã có thuốc chữa theo ngân sách nhà nước).

• Bệnh hoa liễu (giang mai, lậu, sida…).

• Các loại tai nạn (giao thồn, lao động, chiến tranh và thiên tai). • Tự tử, say rượu, nghiện ma túy, bệnh bẩm sinh.

• Bệnh nghề nghiệp.

• Chỉnh hình hồi phục chức năng, tạo hình thẩm mĩ, làm chân tay giả, răng giả, mắt giả, kính đeo mắt.

Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghệ nghiệp :

• Khi làm việc trên các tàu của công ty, thuyền viên được mua bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp với mức bảo hiểm tai nạn 200 USD/người, chi phí điều trị bệnh mức tối đa là 10.000.000 đồng/người/vụ.

• Khi đi làm có thời hạn trên các đội tàu theo hợp đồng thuê thuyền viên của công ty, thuyền viên không được hưởng chế độ bảo hiểm này của công ty, thuyền viên sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo quy định của chủ tàu thuê thuyền viên.

Bảo hiêm P&I : Khi đi công tác trên tàu của các chỉ tàu trong và ngoài nước khác, thuyền viên cũng được chủ tàu mua bảo hiểm P&I.

Tổng các loại bảo hiểm phải đóng với mức 32,5% lương nghạch bậc (mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước x hệ số lương), trong đó :

• Bảo hiểm xã hội : 24% • Bảo hiểm y tế : 4,5% • Bảo hiểm thất nghiệp : 3% • Kinh phí công đoàn : 2%

Khi thuyền viên làm việc ở công ty trong thời gian dự trữ : Công ty có nghĩa vụ chi trả 23%, bao gồm :

• Bảo hiểm xã hội : 17% • Bảo hiểm y tế : 3%

• Bảo hiểm thất nghiệp : 1% • Kinh phí công đoàn : 2%

• Bảo hiểm y tế : 7% • Bảo hiểm y tế : 1,5% • Bảo hiểm thất nghiệp : 1%

Khi thuyền viên làm việc cho chủ tàu nước ngoài (Nhật) : • Công ty chi trả toàn bộ bảo hiểm xã hội

• Chủ tàu sẽ mua bảo hiểm P&I. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo hộ lao động :

Trang bị phương tiện bảo vẹ các nhân : được trang bị phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại.

 Định mức cấp phát trang bị phương tiện cá nhân :

• Đối với thuyền viên làm việc trên các tàu nước ngoài : - Quần áo bảo hộ lao động : 2 bộ/12 tháng/người. - Giày da BHLĐ : 1 đôi/12 tháng/người.

- Mũ BHLĐ : chủ tàu cấp - Găng tay : chủ tàu cấp - Xà phòng bột: chủ tàu cấp - Áo chống rét: chủ tàu cấp

• Đối với thuyền viên đi tàu công ty cho thuê định hạn: - Quần áo bảo hộ lao động : 2 bộ/12 tháng/người. - Giày da BHLĐ : 1 đôi/12 tháng/người.

- Mũ BHLĐ : trang bị theo định biên của tàu - Găng tay : 3 đôi/ tháng/ người

- Xà phòng bột: 0,5 kg/ tháng/ người

- Các trang bị khác như: dâu đai an toàn, kính bảo hộ, áo mưa, vải bạt…cấp phát theo danh mục cấp vật tư của tàu

Bồi dưỡng anh văn, nâng cao chuyên môn, nghiepj vụ đối với thuyền viên:

Đào tạo để được cấp giấy chứng chỉ nghiệp vụ, giấy huấn luyện đặc biệt theo quy định STCW 95:

Đào tạo để được cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ:

Trước khi thuyền viên được điều động đảm nhận các chức danh, công ty yêu cầu thuyền viên đến các trung tâm huấn luyện hàng hải học những chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ phù hợp theo chức danh (GOC, quản lý buồng lái, chữa cháy, sơ cứu y tế, chăm sóc y tết, kỹ năng sử dụng xuồng cứu sinh,…).

Cử thuyền viên đi học, thực tập ở nước ngoài:

Cử thuyền viên đi thực tập tại trung tâm hợp tác hàng hải quốc

tế Nhật Bản:

Thuyền viên tốt nghiệp từ trường đại học Hàng Hải (hệ chính quy), học lực khá, có bằng C anh văn trở lên, đạo đức tốt, không vi phạm kỷ luật (thể lực tốt, tuổi từ 22-25), yêu nghề, công ty sẽ tuyển chọn, bồi dưỡng thêm chuyên môn ngoại ngữ, gửi đi thi tuyển, thi tuyển đạt thì công ty cử đi học.

Cử thuyền viên đi học anh văn nâng cao do công đoàn thủy thủ

Nhật Bản tài trợ (VSUP):

Thuyền viên mọi chức danh trong công ty tốt nghiệp từ các trường đại học Hàng Hải, Trung cấp Hàng Hải, trường dạy nghề,…có sức khỏe, đạo đức, tác phong tốt, tuổi từ 21 – 30, có nguyện vọng làm việc với công ty lâu dài, công ty sẽ bồi dưỡng thêm chuyên môn, ngoại ngữ, tuyển chọn gửi đi thi, thi đạt công ty sẽ cử đi học.

Cử thuyền viên đi học ở những công ty hàng hải, trung tâm đào

tạo khác:

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo, yêu cầu công tác, công ty sẽ tuyển chọn những thuyền viên cps ngoại ngữ, chuyên môn khá, đạo đức tốt gửi đi học ở những trung tâm, các công ty hàng hải trong và ngoài nước sau sẽ về phục vụ công ty.

Chi phí đào tạo:

Công ty sẽ ứng trước các chi phí cho thuyền viên tham gia các lớp huấn luyện đào tạo chứng chỉ chuyên môn, các lớp cập nhật, chuyển đổi bằng cấp.

Chế độ làm việc, nghỉ ngơi:

Thuyền viên luân phiên thay nhau làm việc theo ca hay theo giờ hành chính, kể cả ngày nghỉ hàng tuàn, ngày lễ để đảm bảo hành trình chạy tàu và thực hiện các công việc theo yêu cầu của ngành vận tải biển.

Thời gian làm việc không vượt quá mức tối đa quy định: • 14 giờ trong một ngày đêm (24 giờ liên tục).

• 72 giờ trong khoảng thời gian 7 ngày bất kỳ.

• Thuyền trưởng có quyền huy động thuyền viên làm việc ngay lập tức để đảm bảo an toàn tài sản trên tàu, hay nhằm cứu tàu hay cứu người đang gặp nạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian nghỉ ngơi không dưới mức tối thiểu:

• 10 giờ trong khoảng thời gian 24 tiếng làm việc bất kỳ • 77 giờ nghỉ ngơi trong khỏng thời gian 7 ngày bất kỳ.

• Thời gian nghỉ ngơi tại tàu được chia tối đa thành 2 lần, mỗi lần nghỉ ít nhất 6 giờ và khoảng thời gian giữa 2 lần nghỉ liền kề không được vượt quá 44 tiếng. Trong những trường hợp ngoại lệ, theo quy đinh của công ước, nhằm mục đích đảm bảo an toàn liên tục của tàu, Chính quyền hàng hải có thể chấp nhận miễn trừ việc áp dụng các yêu cầu nói trên, với điều kiện thời gian nghỉ ngơi không được ít hơn 70 giờ trong khoảng thời gian 7 ngày bất kỳ.

• Hàng năm thuyền viên được bố trí tối thiểu 2 tháng, trong thời gian nghỉ được hưởng lương chờ việc.

Điều kiện làm việc:

Thuyền viên sẽ công tác trên các tàu có đầy đủ trang thiết bị, đạt được các tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về hơi, khí độc, bụi, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác, bảo dảm các trang thiết bị liên quan đến an toàn hàng hải và an toàn

Trong bất cứ trường hợp nào, sự phá hoại của thuyền viên sẽ bị ngăn chặn kịp thời ngay trên biển và tại cảng. Các thuyền viên đều được đối xử, xử phạt một cách công bằng và bình đẳng.

Khám sức khỏe:

Trước khi nhập tàu, thuyền viên đều được công ty cho đi khám sức khỏe, tiêm chủng nhằm kiểm tra tình hình sức khỏe thuyền viên để đáp ứng yêu cầu của các chủ tàu và của các công ước quốc tế và vì quyền lợi, sự an toàn của thuyền viên khi hành hải.

Thăng tiến:

Trong quá trình công tác trên tàu, xét theo từng chức danh khác nhau, nếu thuyền viên làm việc chăm chỉ và hoàn thành nhiệm vụ được giao, cũng như được thuyền trưởng và chủ tàu đánh giá và phê chú tốt thì công ty sẽ cân nhắc bồi dưỡng, cũng như cho thuyền viên đi học các khóa học nâng cao chuyên môn, xét đè bạt để có thể đảm nhận những chức danh cao hơn trên tàu.

Thăm hỏi, hiếu hỉ

Khi vào công ty, thuyền viên được đăng ký tham gia tổ chức công đoàn và trở thành đoàn viên công đoàn và được thăm hỏi với các mức cụ thể như sau:

Khi đau ốm:

• Nghỉ ở nhà 2 ngày trở lên: 100.000 đồng/lần (1 năm không quá 3 lần) • Nhập viện điều trị: 200.000 đồng/lần.

• Nhập viện giải phẫu: 300.000 đồng/lần. • Bệnh nặng hay đại phẫu: 500.000 đồng/lần.

Chết:

• Thuyền viên dự trữ: viếng 3.000.000 đồng và 1 vòng hoa của công ty trị giá 100.000 đồng.

• Thuyền viên đi tàu: viếng 3.000.000 đồng và 1 vòng hoa của sỹ quan

Một phần của tài liệu công tác thuyền viên của công ty inlaco sài gòn (Trang 31 - 46)