Một số nhận xét

Một phần của tài liệu kha nang ung dung MPLS tren mang duong truc Viet Nam .doc (Trang 73 - 79)

- Giải pháp 1 tương đối hợp lý về tổ chức mạng cũng như khả năng tương thích với công nghệ hiện đang sử dụng cho mạng Internet, mạng PSTN. Tuy nhiên, cần lưu ý đến vấn đề MPLS hoặc ATM được hỗ trợ chủ yếu bởi phần điều khiển và các thủ tục đi kèm.

- Giải pháp 2 phức tạp về tổ chức và nâng cấp mà cũng không giảm được chi phí đầu tư.

- Giải pháp 3 có nhiều ưu điểm hơn, phát huy khả năng điều khiển lưu lượng ưu việt của công nghệ MPLS, dịch vụ VPN chất lượng xuyên suốt có thể được cung cấp ngay. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng có thể xem xét triển khai các tổng đài đa dịch vụ công nghệ MPLS theo từng vùng hoặc có chọn lựa để bảo đảm cấp truy cập cho MPLS để giảm chi phí đầu tư ban đầu.

- Với mô hình 1 và 3, do mạng đường trục của VNPT phải đảm nhận chức năng kết nối cổng quốc tế nên cần giải quyết kết nối quốc tế khi mạng MPLS quốc tế chưa hình thành, có thể giải quyết bằng việc bổ sung khố TGW để kết nối đến cổng quốc tế hiện nay cho các dịch vụ PSTN, các dịch vụ Internet hay truyền số kiệu IP có thể được kết nối trực tiếp đi quốc tế qua cổng ATM. Với mô hình 2 cần xác định ché độ hoạt động tế bào cho các tổng đài đa dịch vụ sử dụng MPLS vì mạng đường trục đã sử dụng công nghệ ATM, các tổng đài ATM phả có khả năng hỗ trợ MPLS trở thành các ATM-LSR

KẾT LUẬN

Với những ưu điểm vượt trội, MPLS được xem là công nghệ đầy hứa hẹn trong mạng viễn thông thế hệ kế tiếp NGN. Sau một thời gian học tập tìm hiểu, bản khoá luận tốt nghiệp đã tổng kết được một số vấn đề sau:

 Xu hướng phát triển dịch vụ và công nghệ mạng trong đó chỉ ra ưu nhược điểm của các mạng IP và ATM dẫn tới sự xuất hiện công nghệ MPLS, những sở cứ để lụa chọn công nghệ MPLS.

 Các vấn đề kỹ thuật của công nghệ MPLS.

 Khả năng ứng dụng của MPLS trong mạng NGN của Tổng công ty BCVT Việt Nam.

Công việc nghiên cứu về công nghệ MPLS vẫn đang được các tổ chức tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện tiêu chuẩn. Việc hoàn thiện các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng đối với các nhà sản xuất thiết bị, cũng như các nhà cung cấp mạng.

Mạng viễn thông Vi ệt Nam đã kịp thời ứng dụng công nghệ MPLS tr ên mạng lõi NGN, đang mở rộng ra những ứng dụng MPLS ở mạng biên và mạng riêng ảo bởi nhiều ưu điểm của công nghệ này.

Vì thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế bản luận v ăn này chắc còn nhiều thiếu sót mong được các thầy cô chỉ bảo. Xin trân trọng cảm ơn

TÀI LIỆU THAM KH ẢO

[1]: Phùng Văn Vận, Đỗ Mạnh Quyết, Nguyễn Tất Đắc “ Công nghệ chuyển

mạch nhãn đa giao thức MPLS ”. Nhà sản xuất bưu điện Hà Nội năm 2003.

[2]: Ngô Thị Khánh Ly “Xây dựng mô hình mạng đường trục ứng dụng công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS ”, luận văn thạc sĩ Hà Nội- 2005.

[3]: Học viện công nghệ Bưu chính-Viễn thông trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn thông I. Bài giảng “ Tổ chức mạng viễn thông và các dịch vụ ” Hà Nội- 2005.

[4]: Tổng hợp tài liệu từ Internet.

[5]:Tạp chí “Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin” “2004,2005”-Bộ

MỤC LỤC

Lời mở đầu ...1

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS... ...2

1.1. Quá trình hình thành và phát triển...2

1.1.1. Các động lực ra đời của chuyển mạch nhãn...2

1.1.2. Lịch sử phát triển của MPLS...3

1.1.3. Quá trình chuẩn hoá MPLS...4

1.1.4. Nhóm làm việc MPLS trong IETF...4

1.2. Các thành phần của MPLS...6

1.2.1. Khái quát MPLS ...6

1.2.2. Các khái niệm cơ bản của MPLS...8

1.2.3. Các thành phần cơ bản của mạng MPLS...13

1.3. Các giao thức của MPLS...15

1.3.1. Giao thức phân phối nhãn...15

1.3.2. Giao thức phân phối nhãn dựa trên ràng buộc...22

1.3.3. Giao thức giành trước tài nguyên ...24

1.3.4. Giao thức MPLS – BGP...27

1.4. Hoạt động của MPLS ...27

1.4.1. Chế độ hoạt động khung ...29

1.4.2. Chế độ hoạt động tế bào...31

1.4.3. Hoạt động của MPLS khung trong mạng ATM – LSR...34

1.5. Các ưu điểm của MPLS...35

1.6. Ứng dụng của MPLS ...36

Chương 2: Giới thiệu cấu trúc mạng đường trục của Việt Nam...38

2.1. Cấu trúc vật lý mạng viễn thông ...38

2.1.1. Khái niệm về mạng viễn thông...38

2.1.2. Các đặc điểm của mạng viễn thông hiện nay...39

2.1.3. Mạng viễn thông công cộng (PSTN)...40

2.2. Cấu trúc mạng viễn thông NGN...44

2.2.1. Định nghĩa mạng NGN...44

2.2.3. Yêu cầu để phát triển NGN...46

2.2.4. Cấu trúc chức năng...47

2.2.5. Các thành phần của NGN...50

2.2.6. Kết nối mạng NGN với mạng truyền thống ...54

2.2.7. Lộ trình chuyển đổi...56

2.2.8. Hệ thống quản lý mạng và dịch vụ...58

2.2.9. Kết luận...61

Chương 3: Ứng dụng MPNS trên mạng đường trục NGN...62

3.1. Các công nghệ và triển vọng triển khai...62

3.1.1. Công nghệ IP...63

3.1.2. Công nghệ ATM...64

3.1.3. Công nghệ MPLS...65

3.2. Các giải pháp ứng dụng MPLS...67

3.2.1. Mô hình 1 MPLS trong mạng lõi...68

3.2.2. Mô hình 2 ATM lõi...70

3.2.3. Mô hình 3 mạng MPLS hoàn toàn...71

3.3. Một số nhận xét...73

Kết luận toàn bài...74

THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

ATM Asynchronous Transfer Mode Chế độ truyền dẫn không đồng bộ

ARP Address Resolution Protocol Giao thức phân giải địa chỉ

ATMARP ATM Address Resolution Protocol Giao thức phân giải địa chỉ ATM

BGP Border Gateway Protocol Giao thức cổng đường biên

CoS Class of Service Lớp dịch vụ

CLIP Classical IP IP trên ATM

CR Constrained Routing Định tuyến cưỡng bức

CR-LDP Constrained Routing-LDP Định tuyến cưỡng bức-LDP

CR-LSP Constrained Routing-LSP Định tuyến cưỡng bức-LSP

DLCI Data Link Connection Identifer Nhận dạng kết nối liên kết dữ

liệu

ER Explicit Routing Định tuyến hiện

EGP Edge Gateway Protocol Giao thức định tuyến cổng biên

FR Frame Relay Chuyển tiếp khung

FEC Fowarding Equivalent Class Lớp chuyển tiếp tương đương

IETF Internet Engineering Task Force

Nhóm tác vụ kỹ thuật Internet

IP Internet Protocol Giao thức Internet

ISDN Integrated Service Digital

Network

Mạng số tích hợp đa dịch vụ

LAN Local Area Network Mạng cục bộ

LANE LAN Emulation Mô phỏng LAN

LDP Label Distribution Protocol Giao thức phân bổ nhãn

LER Label Edge Router Router biên nhãn

LIB Label Information Base Cơ sở thông tin nhãn

LSP Label Switched Path Đường dẫn chuyển mạch nhãn

LSR Label Switch Router Router chuyển mạch nhãn

MG Media Gateway Cổng đa phương tiện

MPLS Multiprotocol Label Switching Chuyển mạch nhãn đa giao

thức

MPOA Multiprotocol Over ATM Đa giao thức trên ATM

NGN Next Generation Network Mạng thế hệ kế tiếp

OSPF Open Shortest Path First Giao thức đường đi ngắn nhất đầu tiên

PID Protocol Identifier Nhận dạng giao thức

QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ

RESV Resevation Bản tin dành trước

RFC Request For Comment Yêu cầu ý kiến

RSVP Resource Resevation Protocol Giao thức dành trước tài

nguyên

SPF Shortest Path First Đường đi ngắn nhất đầu tiên

STM Synchronous Transmission Mode Chế độ truyền dẫn đồng bộ

SVC Signaling Virtual Circuit Kênh ảo báo hiệu

TCP Transission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền dẫn

TGW Traffic Gateway Cổng lưu lượng

TLV Time To Live Thời gian sống

TLV Type-Leng-Value Kiểu-Chiều dài-Giá trị

ToS Type of Service Kiểu dịch vụ

UDP User Datagram Protocol Giao thức lược đồ dữ liệu

VC Virtual Circuit Kênh ảo

VCI Virtual Circuit Identifier Nhận dạng kênh ảo

VNPT Vietnam Post &

Telecommunications

Tổng công ty BCVT Việt Nam

VP Virtual Path Đường ảo

VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo

VPI Virtual Path Identifier Nhận dạng đường ảo

Một phần của tài liệu kha nang ung dung MPLS tren mang duong truc Viet Nam .doc (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w