Vai trò các tổ chức lên chuỗi giá trị rau quả thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị rau củ quả của thành phố cần thơ. (Trang 31 - 32)

Tại Cần Thơ, hiện đã có chương trình qui hoạch một số vùng như Quận Bình Thủy, Quận Cái Răng, Huyện Phong Điền chuyển đổi, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang trồng cây rau quả kềt hợp với du lịch sinh thái (nguồn phỏng vấn chuyên sâu, Axis thực hiện).Tuy nhiên so với trái cây, các chương trình hỗ trợ cho rau đậu vẫn còn rất ít ỏi.

UBND tp có khu trình diễn giống chất lượng và tiến bộ kĩ thuật cao. Riêng Sở Nông nghiệp cũng đã có chương trình xây dựng vùng chuyên canh 5000 ha trồng rau quả và tạo vùng sản xuất xây dựng thương hiệu cho Dâu, Xoài, Cam… trên địa bàn thành phố là những bước chuyển đáng mừng (nguồn phỏng vấn chuyên sâu, Axis thực hiện). Tuy nhiên việc thực thi ra sao, thời gian, mức độ hiệu quả như thế nào còn là cả một câu hỏi lớn, vì một thời gian dài chúng ta vẫn chú trọng giải quyết phần ngọn (phổ biến kiến thức trồng trọt cho nông dân, rồi có bệnh đâu chữa đấy), mà chưa giải quyết tận gốc các vấn đề (chuỗi giá trị với các mấu chốt ngòai nông dân và quy trình quản lí hiệu quả). Các chương trình mang tính đột phá như GAP v.v do vậy, chưa được triển khai đồng bộ hoặc chưa được hưởng ứng thật rộng rãi.

Sở Khoa Học Công Nghệ & Phân Viện Sau Thu Hoạch, Trường Đại Học Cần Thơđã và đang kết hợp thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, cung cấp giống, tập huấn cho nông dân. Cho đến thời điểm cuối năm 2005, Sởđang thực hiện một số nghiên cứu như ‘Bảo quản tiền thu hoạch Xoài Cát Hòa Lộc’ (thực hiện tại Nông trường sông Hậu 2000-2005); ‘Nghiên cứu biện pháp bảo quản tươi tiền thu hoạch Cam sành, Quýt đường’…

Sở khoa học dự kiến sẽ kết hợp với Sở nông nghiệp xây dựng khu công nghệ cao sản xuất rau an toàn với mô hình sản xuất phục vụ tiêu dùng (đầu 2006-2008) (nguồn phỏng vấn chuyên sâu, Axis thực hiện). Tuy vậy, đây vẫn là ‘dự kiến’ vì chương trình thực hiện cần có vốn, nhà tài trợ, trung tâm giám sát và kiểm định, mà những vấn đề này không thể ngày một ngày hai và đủ nhân sự có năng lực thực hiện.

Riêng Sở Thương Mại bao gồm 1 số phòng ban quan trọng (Phòng Kế Hoạch Nghiệp Vụ, trung tâm xúc tiến thương mại…), ngòai việc tạo điều kiện tiêu thụ nông sản, đặc biệt là rau quả còn có nhiệm vụ tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm (thường niên), hỗ trợ cho Doanh Nghiệp về thông tin, kinh phí nhằm xúc tiến xuất khẩu, xây dựng thương hiệu… Nhưng cho đến nay việc xây dựng thương hiệu vẫn còn nhỏ lẻ, hầu hết do doanh nghiệp tư nhân tự bỏ vốn, tự làm thương hiệu là chính. Quỹ hỗ trợ Hoạt động xúc tiến thương mại của TP Cần Thơ hàng năm đều có, nhưng việc sử dụng hiệu quả quỹ này cũng cần hết sức chú ý và xem xét để có thể nhiều lọai hình doanh nghiệp, HTX và người dân được tiếp cận dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị rau củ quả của thành phố cần thơ. (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)