Cấu tạo của hệ thống sản xuất khí sinh vật

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN (Trang 26 - 29)

Bộ phận cơ bản của hệ thống sản xuất khí sinh vật là bể sinh khí hay còn gọi là bể phân huỷ, bể phối (Digester/Septic tank). Kích thước của bể tuỳ thuộc vào khả năng về tài chính, số lượng gia súc và nhu cầu về chất đốt (khí đốt) của chủ nhân.

Thể tích chung của bể sinh khí và bể chứa khí như sau:

+ Sản xuất 2 m3 khí/ngày thể tích chung của bể sinh khí + chứa khí là 10 m3

+ Sản xuất 3 m3khí/ngày thể tích chung của bể sinh khí + chứa khí là 15m3.

+ Sản xuất 5 m3 khí/ngày thể tích chung của bể sinh khí + chứa khí là 25m3.

Thể tích của riêng bể sinh khí (digenter) như sau (sản xuất 1 m3 khí/ ngày):

+ Sản xuất từ phân trâu, bò: ít nhất là 2,8 m3 thì cần nuôi 2 con trâu, bò.

+ Sản xuất từ phân gà, vịt ít nhất là 1,38 m3 thì cần nuôi 260 con.

+ Sản xuất từ phân người: ít nhất là 5,04 m3 thì nhà vệ sinh cho 42 người.

+ Sản xuất từ phân lợn: ít nhất là 1,76 m3 thì cần nuôi 9 con lợn.

Thể tích của bể (thùng, túi) chứa khí phụ thuộc vào chế độ tiêu dùng khí hàng ngày của chủ nhân. Trong một số loại hình bể sinh khí cụ thể thì thể tích của thùng chứa khí không dưới 20% thể tích của bể sinh khí.

Về cách tính toán thể tích cần thiết của các bể có thể tham khao tài liệu "Sách hướng dẫn phát triển khí sinh vật" do Hội đồng Kinh tế và Xã hội châu Á và Thái Bình Dưỡng thuộc Việt Nam 1980 (xem trong tài liệu tham khảo).

Bể sinh khí mê tan (bể phối, bể phản ứng) và bể (thùng, túi) chứa khí có nhiều kiểu dáng khác nhau như hình trống, hình vại, hình hộp chữ nhật, hình vòm... Nối với bể sinh khí là 2 đường ống: ống vào của hỗn hợp phân tươi, nước tiểu, nước pha trộn và ống ra của hỗn hợp phân lẫn nước sau khi đã phân huỷ.

Nối với bể (thùng, túi) chứa khí là ống dẫn khí đến nguồn tiêu thụ như bếp đun, đèn... Cấu tạo của hệ thống sản xuất khí sinh vật được trình bày trong hình 13.2 (a, b, c, d, e).

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)