AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 9.1 An toàn lao động

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất mì chính hiện đại, năng suất 7 tấn sản phẩmngày (Trang 79 - 84)

9.1. An toàn lao động

Tất cả các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất theo bản chất tác động đến con người có thể chia ra thành những yếu tố sau: lý học, sinh học và tâm sinh lý.

Thuộc nhóm thứ nhất bao gồm các máy móc và cơ cấu truyền động, các bộ phận di động của các thiết bị không được bảo vệ tốt, các vật liệu di chuyển, thành phẩm, tăng nhiệt độ bề mặt của thiết bị, điện áp trong mạch điện.

Thuộc nhóm thứ hai có quan hệ tới chất độc có thể gây thương tích khi xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, lớp da và đường tiêu hoá.

Nhóm thứ ba bao gồm các chất sinh học, vi sinh vật và một số các sản phẩm hoạt hoá sinh học.

Kết hợp các yếu tố quá tải về lý học và tâm trạng thần kinh. Quá tải về lý học có thể bao gồm quá tải lao động, quá tải tỉnh và quá tải kém động. Những tải trọng về tâm trạng thần kinh xuất hiện do trí óc quá mệt mỏi, do hoạt động đơn điệu và do xúc cảm cao.

9.1.1. Các biện pháp dự phòng an toàn

Nồng độ các chất dể cháy nỗ có thể tạo thành bên trong khu vực sản xuất, bên trong các thiết bị, bể chứa. Theo quy luật thì những chất lỏng dể cháy được bảo quản trong các bể cách nhiệt, tốt nhất là bảo quản dưới đất. Trong khi đỗ đầy và tháo cặn chúng cần phải theo dõi cẩn thận các quy luật va định mức hoạt động.

Không cho phép sử dụng không khí nén để tạo áp cho chất lỏng dể cháy từ thiết bị này qua các thiết bị khác, vì tỉ lệ hơi và không khí cũng như bụi bên trong thiết bị có thể dẫn tới tạo thành nồng độ dễ nổ. Để tạo quá áp trong trường hợp này tốt nhất nên dùng khí trơ. Dùng các bơm có dạng màng hay không có vòng khít để bơm các loại chất lỏng dể cháy nhằm loại trừ rò rỉ.

Để năng ngừa tia lửa điện tạo thành, các nguồn nung nóng trong các khu dể nổ và cháy,tất cả những dụng cụ lấy điện, mở điện và các phương tiện tự động cần phải hoàn thành các kiểu phòng nổ và kín nước.

Nước sản xuất trước khi xả vào hệ thống rãnh cần phải trung hoà, làm sạch dầu mỡ, nhựa và các hợp chất độc khác trong thiết bị làm sạch.

Khi lắp ráp các nguồn ánh sang và các thiết bị điện cần phải tuân thủ các quy định của các thiết bị điện đối với mỗi khu vực.

9.1.2. An toàn vận hành trong sản xuất các chất sinh học

Điều kiện cơ bản để đảm bảo an toàn vận hành là phải quan sát thận trọng quy trình tiến hành các thao tác công nghệ của tất cả các công đoạn. Quy trình thao tác bao gồm các phương pháp tiến hành nhằm bảo đảm an toàn vận hành tối đa trên một thiết bị cụ thể, khi khảo sát những điều kiện tiến hành các quy trình loại trừ được khả năng cháy nổ, chấn thương nhiễm độc. Để cho thiết bị hoạt động tốt các phân xưỡng cần phải sáng sủa và rộng rải.

Để an toàn cần sơn các đường ống dẫn thành những màu để đoán nhận theo nhóm các chất được vận chuyển.

9.1.3. Các trạm khí nén

Các máy nén khí thường đặt riêng biệt trong các toà nhà một tầng,được thiết kế theo yêu cầu “tiêu chuẩn phòng cháy. Khi thiết kế xây dựng các xí nghiệp công

nghiệp và các vùng dân cư” và “tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế các xí nghiệp công nghiệp” cần ngăn các phòng của trạm khí nén không có tầng mái, dễ tháo, tỉ lệ diện tích cửa sổ, cửa vào ra, cửa trời chiếm 0,05m2 cho 1m2 phòng. Mỗi máy nén đều trang bị hệ thống an toàn, bảo đảm hệ thống tín hiệu ánh sáng và âm thanh khi ngừng nạp nước lạnh, khi tăng nhiệt độ khí nén cao hơn nhiệt độ cho phép và để đảm bảo ngừng máy một cách tự động khi giảm áp suất dầu.

9.1.4. Các máy lọc để làm sạch và thu hồi khí, bụi

Sự nhiễm bẩn không khí xảy ra trong các phòng tập trung các loại thiết bị để cấy, lên men, sấy.

Để làm sạch không khí khỏi các chất nhiễm bẩn công nghiệp thường sử dụng các thiết bị thu gom các khí - bụi. Thiết bị để làm sạch các khí dể bốc cháy hay các chất dể nỗ được trang bị phù hợp với các bộ luật an toàn có tính đến sự đảm bảo làm sạch liên tục .

9.1.5. Máy sấy.

Được đặt trong các phòng riêng biệt, xung quang có khoảng trống với chiều rộng lớn hơn 1,5m. Cho phép nạp và cơ khí hoá, còn phải tránh bụi bay ra ngoài cần phải có cấu tạo ở dạng kín. Tất cả các máy sấy cần phải trang bị thêm thiết bị hút gió.

9.1.6. Các biện pháp an toàn khi sử dụng các cơ cấu vận chuyển

Để an toàn cho hoạt động cửa vít tài, tất cả các cơ cấu dẫn động cần phải có lưới chắn không cho vít tải chuyển động khi lắp tháo rời, không cho phép tiến hành sữa chữa trong thời gian hoạt động cửa vít tải.

9.2. Bảo vệ môi trường

Bảo vệ thiên nhiên và sử dụng hợp lý các nguồn dự trữ trong điều kiện khai thác triệt để là một trong những nhiệm vụ mang tính xã hội, kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia.

Việc thu nhận các chế phẩm hoạt hoá sinh học có liên quan với sử dụng vi sinh vật khác nhau trong sản xuất. Phân tích các phế thải của xí nghiệp vi sinh vật đã khẳng

định rằng: không khí và nước thải vào môi trường xung quanh cần phải tiến hành vô trùng.

Hệ thống bảo vệ môi trường xung quanh bao gồm các thiết bị làm sạch không khí thải, nước rửa thải.

9.2.1. Làm sạch không khí

Không khí thải vào khí quyển bị nhiểm các tế bào vi sinh vật, bị nhiểm cát bụi của các protein và các sản phẩm khác của tổng hợp vi sinh, được tạo ra trong giai đoạn lên men. Để giảm bụi của khí thải, thường sử dụng các máy lọc khí.

9.2.2. Làm sạch nước thải

Quá trình công nghệ thu nhận các sản phẩm vi sinh tổng hợp đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn nước, chính một lượng nước này bị nhiễm bẩn bởi các vi sinh vật độc hại, bởi các muối khoáng và các cấu tử hữu cơ.

Độ nhiễm bẩn của dòng nước được đánh giá theo hai chỉ số: COD và BOD (COD - lượng Oxy (mg) để oxy hoá hoàn toàn tất cả các chất nhiễm bẩn hoá học có trong một lít nước thải và BOD -lượng Oxy (mg), mà các vi sinh vật sử dụng để oxy hoá các chất hữu cơ có trong một lít nước thải).

KẾT LUẬN

Qua hơn 3 tháng làm đồ án với đề tài được giao: “Thiết kế nhà máy sản xuất mì chính hiện đại, năng suất 7 tấn sản phẩm/ngày”. Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Trương Thị Minh Hạnh, cùng với sự cố gắng của bản thân, đến nay tôi đã hoàn thành xong nhiệm vụ được giao.

Qua thời gian làm đồ án tôi được tìm hiểu về lý thuyết, thực tế cùng với những kiến thức đã được học, và sự hướng dẫn của cô giáo TS. Trương Thị Minh Hạnh, tôi đã phần nào nắm được những kiến thức cơ bản về thiết kế nhà máy thực phẩm nói chung và nhà máy sản xuất mì chính nói riêng, có được cách nhìn tổng quan về một nhà máy, về công nghệ sản xuất, về cách bố trí thiết bị sao cho kinh tế và hợp lý.

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng trong công việc, nhưng với thời gian có hạn cùng với những hạn chế về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân nên sai sót là điều không thể tránh khỏi. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô và bạn bè để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm nhằm phục vụ công tác sau này.

Xin gởi lời cảm ơn chân thành của tôi đến quý thầy cô, đặt biệt là cô giáo Trương Thị Minh Hạnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này.

Đà Nẵng, tháng 5/2009

Cao Thanh Tuấn

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất mì chính hiện đại, năng suất 7 tấn sản phẩmngày (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w