TRIỂN KHAI DỆT THỬ NGHIỆM MẪU NHỎ 1 Thiết kế kiểu dệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất băng viền phục vụ may màn xuất khẩu và tiêu dùng trong nước (Trang 27 - 31)

- [ CO C6H4 CO ( CH2 )2 ]

2.2TRIỂN KHAI DỆT THỬ NGHIỆM MẪU NHỎ 1 Thiết kế kiểu dệt

TRIỂN KHAI DỆT THỬ NGHIỆM

2.2TRIỂN KHAI DỆT THỬ NGHIỆM MẪU NHỎ 1 Thiết kế kiểu dệt

2.2.1 Thiết kế kiểu dệt

Với chất lượng sợi trên, nhóm đề tài đã tiến hành triển khai đưa vào thiết kế một số kiểu dệt vải băng viền dùng cho màn tuyn trên máy dệt kim đan dọc 2 giường kim a. Kiểu dệt 1 Xâu sợi: L1 = L2 = 34 có 1 không Cam dệt: + L1 = 10/12/23/21// + L2 = 23/21/10/12// Trọng lượng: 4 g/m L1: 10/12/23/21 L2: 23/21/10/12 0 1 2 3 0 1 2 3

b. Kiểu dệt 2-

Xâu sợi: L1 = L2 = 33 có 1 không ( có biên ) Cam dệt: + L1 = 00/11/22/11// + L2 = 10/10/12/12// Trọng lượng: 2 g/m L1: 00/11/22/11 L2: 10/10/12/12 0 1 2 3 0 1 2 Kiểu dệt 3- Xâu sợi: L1 = 32 có 3 không L2 = 34 có 1 không Cam dệt: + L1 = 10/23// + L2 = 10/01// Trọng lượng: 2,4 g/m L1: 10/23 L2: 10/01 0 1 2 3 0 1

2.2.2 Mắc sợi

Với công nghệ dệt kim đan dọc, chất lượng mắc sợi có ý nghĩa quyết định

đến năng suất và chất lượng của toàn bộ quá trình sản xuất tiếp theo. Nguyên liệu và chất lượng sợi được sử dụng là sợi truyền thống được sản xuất đại trà tại công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Dệt May dùng cho sản xuất màn tuyn các loại. Đối với dệt băng viền, vấn đề khác cơ bản so với dệt màn tuyn là số lượng sợi trong một băng bé, nếu việc tách sợi ra từng băng nhỏ quấn vào từng trục mắc là điều rất khó. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài đã đưa ra phương án dùng trục sợi mắc giống như mắc đối với dệt màn tuyn, việc tách từng băng sợi nhỏ sẽ tiến hành trên máy dệt. a. Máy mắc: - Hãng chế tạo: LIBA, CHLB Đức - Model: 23W560 - Năm chế tạo: 1994 - Thông số kỹ thuật chính: + Tổng số cọc sợi : 600 + Kích thước trục sợi: 21”x 21”; 14”x14” + Tốc độ : 600 vòng/phút b. Công nghệ mắc sợi:

Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn mắc sợi: + Các trục sợi phải có cùng chiều dài mắc sợi.

+ Đồng đều lực căng giữa các sợi trên 1 trục và giữa các trục sợi.

+ Các trục sợi sau khi mắc xong được bao bọc để tránh va đập, cọ xước và phải ghi rõ ngày, người mắc sợi, số thứ tự để phục vụ cho lên trục sợi trên máy dệt kim.

+ Trước mỗi lần thay sợi, nhất thiết phải làm vệ sinh các bộ phận lẫy sợi trên máy mắc như bộ sức căng đồng tiền, cặp trục điều chỉnh cấp sợi, khuyên dẫn sợi trên máy tách sợi…

+ Cơ sở để tính toán số lượng sợi mắc trên 1 trục sợi dựa trên chiều dài của máy dệt, khổ rộng của vải màn yêu cầu và kích thước trục sợi.

Với 3 thiết kế trên ta có thiết kế dệt như sau: 1. Thông số mắc:

Kiểu dệt 1:

+ Nguyên liệu: Polyeste texture 75D/36F + Tốc độ mắc : 400 m/ph.

+ Kích thước trục sợi: 14 inch.

+ Số lượng sợi mắc trên 1 trục sợi: 391 sợi/trục. + Số lượng trục sợi: 08 trục/hệ (02 hệ).

+ Chiều dài mắc sợi: 4.000 m/trục + Sức căng sợi: 11gr/sợi

Kiểu dệt 2:

+ Nguyên liệu: Polyeste texture 75D/36F + Tốc độ mắc : 400 m/ph

+ Kích thước trục sợi: 14 inch.

+ Số lượng sợi mắc trên 1 trục sợi: 392 sợi/trục. + Số lượng trục sợi: 08 trục/hệ (02 hệ).

+ Chiều dài mắc sợi: 4.000 m/trục + Sức căng sợi: 11gr/sợi

Kiểu dệt 3:

+ Nguyên liệu: Polyeste texture 75D/36F + Tốc độ mắc: 400 m/ph

+ Kích thước trục sợi: 14 inch.

+ Số lượng sợi mắc trên 1 trục sợi: 368 sợi/trục. + Số lượng trục sợi: 08 trục/hệ (02 hệ).

+ Chiều dài mắc sợi: 4.000 m/trục + Sức căng sợi: 11gr/sợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất băng viền phục vụ may màn xuất khẩu và tiêu dùng trong nước (Trang 27 - 31)