Phân tích thị trường (môi trường kinh doanh):

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch kinh doanh và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện chung của công ty cổ phần vận tải đường thuỷ nội địa số 1 (Trang 30 - 33)

III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐẠI SỐ 1 TỪ 2010 ĐẾN

1.Phân tích thị trường (môi trường kinh doanh):

Năm 2007 Việt Nam bắt đầu gia nhập vào ngôi nhà chung WTO. Trong những năm qua, Việt Nam là nước có tố độ tăng trưởng kinh tế khá cao, hàng hoá xuất nhập khẩu tăng mạnh.

Đối với lĩnh vực vận tải, Việt Nam đã cam kết 17 tiểu ngành của 6 phân ngành trong dịch vụ vận tải bao gồm: Vận tait biển, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường thuỷ nội địa và các dịch vụ hỗ trợ tất cả các phương thức vận tải. Sau 2 năm kể từ khi gia nhập, Việt nam cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập Công ty liên doanh để khai thác đội tàu mang quốc tịch Việt Nam với phần vốn góp của nước ngoài không vuợt quá 49% tổng vốn pháp định nhằm hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển của chính Công ty đó.

1.1 Cơ hội của Công ty khi Việt Nam gia nhập WTO:

Các tác động với các doanh nghiệp lâu năm và truyền thống được bù đắp lại bằng nhiều cơ hội và tác động tích cực mà việc gia nhập WTO mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Sự tuân thủ các cam kết WTO ràng buộc Việt Nam phải tiến hành những cải cách quan trọng, cải thiện môi trường kinh doanh như:

- Thủ tục vận tải được chuẩn hoá và minh bạch hơn. - Quyền lợi của các nhà đầu tư được đảm bảo hơn

- Đơn giản hoá ba thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh, cấp mã số thuế và cấp giấy phếp khắc dấu có tác động tích cực đối với các Doanh nghiệp mới.

- Mở ra hệ thống tài chính cạnh tranh sẽ tạo cơ hội tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp nhỏ, cùng các dịch vụ tài chính mới trong lĩnh vực thuê tài chính, giải chấp thanh toán, tư vấn tài chính, và dịch vụ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp Vận tải.

- Việt Nam giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị .... tạo điều kiện thuận lợi mang nhiều hàng hoá đến với người

tiêu dùng cũng như các Doanh nghiệp trong nước với cùng mức giá. Giúp các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động do được cung cấp nguồn lực tốt hơn.

- Việc gia nhập WTO của Việt Nam là cơ hội cho các Doanh nghiệp Việt Nam nhìn rõ mình : Năm vừa qua nảy sinh hai vấn đè lớn là nhập siêu và giá cả tăng lên. Trong năm đầu (2007) các vấn đề tăng trưởng , xuất nhập khẩu, thu hút FDI là thành tựu quan trọng. Nhưng điều đáng kế nhất là khi mở cửa cơ hội ùa vào và mở ra toàn cục giúp Chúng ta nhìn rõ vấn đề hơn để từ đó suy đi tính lại và có quyết đinh phát triển đúng đắn nhất.

- Đồng thời nền kinh tế đã bộc lộ điểm yếu kém mà đã tiềm ẩn lau nay nhưng chưa được xem là vấn đề cấp bách,\. Sức ép buộc chúng ta phải giải quyết triệt để hơn. Không có thách thức nào đơn giản. Thách thức cũng là cơ hội , đối diện với thách thức chúng ta phải đi tìm giải pháp => giúp các Doanh nghiệpu Việt Nam trưởng thành hơn... và đây cũng được coi là cơ hội để phát triển vững mạnh.

1.2 Thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO:

Việc mở cửa thị trường làm gia tăng áp lực cạnh tranh, yêu cầu sản xuất các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn, cạnh tranh về giá ở cả thị trường trong nước và Quốc tế. Trong khi đó , quy mô, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý cũng như trong lĩnh vực vận tải của Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam còn kém. Do đó các Công ty vừa và nhỏ khó khăn trong việc thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế. Yêu cầu đặt ra là cần có cơ chế , phương tiện hỗ trợ các doanh nghiệp này để tạo ra các sản phẩm dịch vụ có thể bán được, trở thành doanh nghiệp mạnh, đối mặt với các rào cản Thương mại phi thuế quan....

Những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế thể hiện ở một ssó khía cạnh sau:

- Thứ nhất: Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

- Thứ hai: dòng vốn đổ vào có thể mang theo nhiều rủi ra và làm trầm trọng hơn sự yếu kém nội tại về cơ cấu kinh tế vĩ mô , đặc biệt là dòng vốn chảy vào với mục đích đầu cơ. Những dòng vốn này dễ dàng ra đi nếu có những thay đổi về tình hình kinh doanh hay kỳ vọng của các nhà đầu tư.

- Thứ ba: Đối với dịch vụ phân phối , các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đựoc phép tham gia lĩnh vực bán lẻ với tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp và sản xuất trong nước. Trừ 10 sản phẩm nhạy cảm với nền kinh tế. Nhưng cả 10 sản phẩm này sẽ được phép trong những năm tới, do đó đa số các hình thức phân phố hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các cơ sở thương mại cá thể nhỏ của Việt nam rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các trung tâm phân phối lớn.

Ví dụ: Rạp chiếu phim Việt nam như: Rạp Công nhân, Rạp tháng Tám, Rạp 1-5 .... đều chịu sự cạnh tranh gay gắt từ trung tâm đầu tư nước ngoài như: Mega star.

- Thứ tư: Tại thị trường nội địa thì các Doanh nghiệp vận tải trong nước có nguy cơ mất dần thị trường của mình.

Ví dụ: các sản phẩm tiêu dùng: sữa, đồ gia dụng, tivi, tủ lạnh.... đều bị thu hệp thị trường do cạnh tranh với các hãng nước ngoài.... Đặc biệt là sản phẩm Sữa cho trẻ em: chất lượng tương đương với hàng Việt Nam nhưng giá lại cao hơn rất nhiều ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch kinh doanh và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện chung của công ty cổ phần vận tải đường thuỷ nội địa số 1 (Trang 30 - 33)